Xử trí khi bị đau mắt đỏ cùng Dược sĩ Hà Nội Đau mắt đỏ là một bệnh thường xảy ra đột ngột, gây cảm giác khó chịu cho mắt. Đặc biệt, nó lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Do vậy, chúng ta cần biết cách xử trí và đề phòng căn bệnh này. Chuyên gia Dược Hà Nội chia sẻ điều trị tăng huyết áp ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Xử trí khi bị đau mắt đỏ cùng Dược sĩ Hà Nội

Xử trí khi bị đau mắt đỏ cùng Dược sĩ Hà Nội

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đau mắt đỏ là một bệnh thường xảy ra đột ngột, gây cảm giác khó chịu cho mắt. Đặc biệt, nó lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Do vậy, chúng ta cần biết cách xử trí và đề phòng căn bệnh này.

Đau mắt đỏ là căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh

Đau mắt đỏ là căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay gọi cách khác là viêm kết mạc, là tình trạng mắt bị viêm nhiễm trùng, có thể do tác nhân vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với biểu hiện đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường đột ngột, lúc đầu thì thường bị một mắt, sau đó lan ra mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ lây lan rất nhanh trong cộng đồng, do dễ mắc và chưa có vaccin phòng bệnh, chưa có thuốc đặc trị. Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao Đẳng Dược cho biết, khi đã mắc bệnh đau mắt đỏ thì vẫn có thể mắc lại sau vài tháng.

Bệnh đau mắt đỏ do nguyên nhân nào gây ra?

Bệnh đau mắt đỏ có thể do virus hoặc vi khuẩn.Một số vi khuẩn có thể gây đau mắt đỏ như liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Virus gây đau mắt đỏ là Adenovirus. Bệnh này thường phát thành dịch vào mùa hè đến cuối màu thu, khi thời tiết chuyển mùa từ nắng nóng sang mùa mưa, độ ẩm không khí cao. Chính những lúc này cơ thể con người dễ mệt mỏi và hệ miễn dịch suy kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, những tác nhân gây dị ứng như ô nhiễm môi trường, điều kiện vệ sinh kém, ô nhiễm nguồn nước, dùng chung đồ sinh hoạt các nhân với người bị bệnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và bùng phát bệnh.

Đau mắt đỏ có triệu chứng như thế nào?

Dấu hiệu chính của đau mắt đỏ là mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường bị đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Triệu chứng đầu tiên khi bị đau mắt đỏ mà các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ là khó chịu ở mắt, cảm giác cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều ghèn, có thể khó mở mắt sau khi ngủ dậy do nhiều ghèn dính chặt. Ghèn có thể xanh hay vàng tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, khi bạn bị đau mắt đỏ , mí mắt sẽ sưng phù, mọng, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt. Đau mắt đỏ là tình trạng viêm ở mắt nên có thể có thêm các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, có hạch ở mang tai. Khi bị bệnh, bệnh nhân vẫn thấy bình thường, thị lực vẫn bình thường. Nếu bệnh nặng, mắt có thể trở nên phù đỏ, có màng trong máu, xuất huyết dưới kết mạc. Lúc này gây tác hại rất lớn cho máu.

Tuyển sinh Cao Đẳng Dược năm 2018 chỉ cần tốt nghiệp THPT

Tuyển sinh Cao Đẳng Dược năm 2018 chỉ cần tốt nghiệp THPT

Các con đường lây bệnh đau mắt đỏ

Do tiếp xúc trực tếp với người bị bệnh đau mắt đỏ qua dịch đường hô hấp, nước mắt, nước mũi, tiếp xúc qua tay. Đặc biệt là tay của những người bị bệnh.

Có thể do cầm, nắm, chạm vào những vật dụng đã tiếp xúc với người bệnh như tay nắm cửa, công tắc điện, điện thoại, đồ vật, đồ dùng cá nhân như khăn mặt.

Sử dụng nguồn nước có nhiễm mầm bệnh như ao, hồ.

Hay dui mắt, sờ mũi, miệng, gây nhiễm trùng mắt.

Bệnh viện, nơi công sở, trường học là những nơi có mật độ dân cư đông, tăng nguy cơ lây nhiễm.

Chúng ta cần làm gì khi bị bệnh đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ bị đau mắt đỏ?

Chúng ta cần lau rửa ghèn thường xuyên, ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Để tránh lây lan, chúng ta không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

Tránh những môi trường nhiều khói bụi, đeo kính mát cho mắt.

Khi trẻ em bị bệnh đau mắt đỏ thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh lây lan cho trẻ khác.

Thông thường đau mắt đỏ sẽ bị 1 bên mắt trước nên khi trẻ bị bệnh, bố mẹ và người nhà cần chú ý chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).

Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, cho trẻ ngủ riêng.

Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…

Khi có dấu hiệu bị bệnh cần đến ngay bác sĩ để khám, điều trị kịp thời

Tóm lại, đau mắt đỏ rất dễ lây lan trong cộng đồng và phát triển thành địch. Do vậy, mọi người cần phải biết cách xử lý và đề phòng khi có dịch xảy ra nhằm xây dựng một môi trường sạch, không dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi