Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm, cách xử trí và phòng tránh đúng cách Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Người bệnh sống sót sau cơn đột quỵ có nguy cơ cao để lại các di chứng nặng nề như: mất ngôn ngữ, rối loạn chi giác…
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm, cách xử trí và phòng tránh đúng cách

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm, cách xử trí và phòng tránh đúng cách

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Người bệnh sống sót sau cơn đột quỵ có nguy cơ cao để lại các di chứng nặng nề như: mất ngôn ngữ, rối loạn chi giác…

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm, cách xử trí và phòng tránh đúng cách

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm, cách xử trí và phòng tránh đúng cách

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là một dạng tổn thương đột ngột ở não do quá trình cấp máu đến não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể dẫn đến não bộ bị thiếu oxy và dinh dưỡng để nuôi các tế bào não. Trong vài phút nếu không được cung cấp đủ oxy thì các tế bào não sẽ chết.

Theo bác sĩ Trần Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức, bởi thời gian kéo dài sẽ làm các tế bào não chết đi ảnh hưởng đến vận động, tư duy, thậm chí gây tử vong.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ

Những nguyên nhân sau trực tiếp gây nên đột quỵ:

  • Cục máu đông trong lòng mạch di chuyển và tắc ở động mạch não.
  • Xơ vữa động mạch, lượng cholesterol cao tích tụ thành vật cản gây tắc nghẽn động mạch não.
  • Bệnh cao huyết áp gây áp lực lớn lên thành mạch khiến cho mạch máu não bị rạn nứt dẫn đến vỡ mạch máu.
  • Những yếu tố nguy cơ khác dẫn đến đột quỵ.
  • Tuổi tác; người trên 55 tuổi có nguy cơ cao hơn so với những người trẻ.
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ cao hơn 1,25 lần so với Nữ giới.
  • Tiền sử: người có tiền sử gia đình từng mắc đột quỵ có nguy cơ cao hơn người bình thường.
  • Thừa cân béo phì: người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, huyết áp, tiểu đường có nguy cơ cao.
  • Hút thuốc lá: người hút thuốc là có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần người thường.
  • Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cân bằng các dưỡng chất, thức khuya nhiều, lười vận động.

Phân loại và những dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Đột quỵ được phân thành 2 nhóm chính sau: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và Đột quỵ do xuất huyết não.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: đây là dạng đột quỵ phổ biến chiếm khoảng 85% trên tổng số các ca xảy ra khi động mạch não của ngườ bệnh bị tắc nghẽn hoăc thu hẹp.

Trong đó, có 2 loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ là:

  • Đột quỵ do huyết khối: là do sự hình thành cục máu đông trong động mạch não.
  • Đột quỵ tắc mạch: cục máu đông được hình thành trên động mạch khác của cơ thể gây nên tắc mạch máu não.

Đột quỵ được phân thành 2 nhóm chính sau: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và Đột quỵ do xuất huyết não

Đột quỵ được phân thành 2 nhóm chính sau: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và Đột quỵ do xuất huyết não

Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ do thiếu máu cục bộ:

  • Đau đầu, chóng mặt đột ngột xảy ra với mức độ dữ dội.
  • Tê hoặc yếu cánh tay, chân (thường xảy ra ở một bên của cơ thể).
  • Lú lẫn, mất nhận thức.
  • Cơ thể mất thăng bằng, đi đứng khó khăn.
  • Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc đôi khi nói nhảm.
  • Thay đổi thị lực đột ngột.

Đột quỵ do xuất huyết não: là một tình trạng bệnh lý cấp tính do mạch máu não vỡ ra, chảy vào trong nhu mô làm tổn thương não và gây chết mô não một cách nhanh chóng và có tỉ lệ tử vong rất cao.

Các dấu hiệu nhận biết của đột quỵ do xuất huyết não:

  • Đau đầu, chóng mặt, khó nuốt.
  • Tê hoặc liệt mặt, tay chân.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Co giật, lú lẫn, mất ý thức hoặc hôn mê.
  • Khi gặp tình trạng này cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Cách xử trí đột quỵ tại nhà

Gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt, trong lúc đó chúng ta cần làm những việc sau:

  • Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng đầu cao 35 – 45 độ.
  • Giữ cho người bệnh không bị té ngã.
  • Với những người bệnh co giật có nguy cơ cắn vào lưỡi thì chúng ta dùng vải quấn quanh 1 chiếc đũa và đặt ngang miệng để tránh cắn vào lưỡi.
  • Đặt người bệnh ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo giúp dễ thở.
  • Nếu người bệnh tỉnh hãy cố gắng trò chuyện với họ.
  • Tuyệt đối không cho người bệnh ăn hoặc uống bất kỳ cái gì vì dẫn đến nguy cơ nghẹt đường thở.
  • Không cạo gió, châm cứu hay dùng các phương pháp dân gian như dùng kim chích máu hoặc cho người bệnh uống bất kỳ thuốc gì vì dễ gây nguy hiểm thêm.
  • Theo dõi sát các dấu hiệu của người bệnh như co giật, nôn, loạn trí…

Theo dõi sát các dấu hiệu của người bệnh như co giật, nôn, loạn trí…

Theo dõi sát các dấu hiệu của người bệnh như co giật, nôn, loạn trí…

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống hằng ngày

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên rằng, người dân nên chú ý các vấn đề sau để phòng ngừ đột quỵ một cách hiệu quả:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên 30 phút mỗi ngày và duy trì 3-4 lần/tuần để giảm các nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên ăn nhiều các đồ chiên, xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống các đồ uống có ga, cồn… ăn nhiều các loại rau quả, ngũ cốc, thịt trắng, trứng…
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, cà phê…
  • Nên đi ngủ đúng giờ tránh thức khuya và giữ ấm cơ thể.
  • Hạn chế tắm vào ban đêm hoặc tắm nước lạnh.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, cần một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi dần với những thay đổi nhiệt độ từ môi trường.
  • Thăm khám sức khoẻ định kỳ và thường xuyên để phát hiện và xử trí sớm giúp giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.

Nguồn: caodangyduoc.com.vn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Cycloserine: Tác dụng, liều dùng, tình trạng sức khỏe sử dụng

Thuốc Cycloserine chỉ dùng điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc thường kết hợp với các loại thuốc khác để trị bệnh lao, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chat với chúng tôi