Câu chuyện thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt ĐH khiến dư luận băn khoăn: trong kỳ xét tuyển Đại học năm 2017, điểm chuẩn thực sự đã chuẩn hay chưa?
- Cập nhật: Danh sách những trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung
- Đã có 7 trường Đại học thông báo xét tuyển nguyện vọng đợt 2
- ĐÀO BỚI nguyên nhân khiến điểm chuẩn Đại học 2017 cao kỷ lục
Đạt điểm tuyệt đối vẫn rớt Đại học
Theo trang tin tức Y tế Giáo dục, gần đây dư luận vẫn chưa “hạ nhiệt” với câu chuyện thí sinh N.P.H. đạt 29,25 điểm vẫn không đáp ứng được tiêu chí phụ của ĐH Y Hà Nội. Mặc dù điểm chuẩn vào trường vừa bằng số điểm của H nhưng khi xét tiêu chí phụ, H. trượt tiêu chí số một: Điểm xét tuyển chưa làm tròn. Điều khiến thí sinh và phụ huynh bức xúc qua câu chuyện này là tiêu chí phụ số một: Ưu tiên điểm xét tuyển chưa làm tròn có công thức tính: Tổng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh (không nhân hệ số, làm tròn) + Điểm ưu tiên + Điểm khuyến khích. Rõ ràng, với trường hợp của thí sinh H mặc dù đạt 29,15 điểm, học thật, không có điểm ưu tiên cuối cùng lại trượt. Ngược lại với những thí sinh khác đạt điểm thấp hơn đạt 25,75 điểm cộng thêm 3,5 điểm ưu tiên lại đủ điểm vào trường.
Hay trường hợp của thí sinh V.H.H tại TP.HCM. Trong kỳ thi THPT vừa qua em đã đạt được số điểm khá cao: Toán 9,6 ; Hóa 9,75 ; Sinh 10; Tiếng Anh 8,8. Với tổng số điểm này, thí sinh H tự tin đăng ký nguyện vọng vào ngành Y đa khoa – ĐH Y Dược TP.HCM. Với số điểm trên thì điểm trên do H không thuộc diện ưu tiên nên điểm của em là 29,35 điểm. Không những vậy theo quy tắc làm tròn, điểm nam sinh V.H.H giảm xuống còn 29,25 điểm. Tưởng chừng số điểm này H sẽ nắm chắc cơ hội trúng tuyển trong tay thế nhưng nam sinh này không có tên trong danh sách trúng tuyển của Y đa khoa – ĐH Y Dược TP.HCM.
Điểm chuẩn đã thực sự chuẩn?
Trước những trường hợp thí sinh “kém may mắn” trong mùa tuyển sinh năm nay, thầy Đặng Nam Anh – giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nêu lên quan điểm: “Điểm thi THPT của các thí sinh năm nay khá kỷ lục nhưng việc cộng điểm ưu tiên, tiêu chí phụ và làm tròn điểm đã khiến nhiều thí sinh mất đi cơ hội vào ĐH. Mặc dù mặc điểm thực của các thí sinh này ngang bằng so với điểm chuẩn của trường”.
Có thể thấy đối với những thí sinh 30 điểm trượt vẫn trượt ĐH là câu chuyện hết sức vô lý. Nếu những thí sinh sinh ra ở thành phố, không được ưu tiên khu vực cũng không được ưu tiên dân tộc thiểu số, có đạt điểm tuyệt đối cũng không bao giờ “mơ” vào ĐH. Bởi thực tế những trường trong khối ngành công an, quân đội lấy hơn 30 điểm.
Về phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhận định: Ở các nước có nền giáo dục phát triển, đối với những trường top trên sẽ tổ chức một kỳ thi sát hạch riêng với đề bài riêng chứ không lấy chỉ dựa vào điểm tốt nghiệp THPT. Nếu chỉ căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia, điểm ưu tiên và điểm làm tròn để xét tuyển sẽ khiến điểm chuẩn vào các trường trở nên chưa thực sự “chuẩn”. Vì vậy, các trường top trên nên tổ chức sơ tuyển một số lượng thí sinh nhất định để tìm ra những thí sinh thực sự xuất sắc đảm bảo chất lượng đầu vào của trường.