Đó là nhận định của dư luận trước thực trạng bất cập chính sách ưu tiên khu vực tuyển sinh mặc dù cùng một trường nhưng kẻ cộng người không.
- Xét tuyển ĐH năm 2017: Điểm chuẩn đã thực sự “chuẩn”?
- Cập nhật: 28 trường Đại học xét tuyển chỉ tiêu bổ sung
- Một số trường Đại học đã công bố chi tiết hồ sơ nhập học năm 2017
bất cập chính sách ưu tiên khu vực tuyển sinh
Theo nguồn từ trang tin tức Y tế Giáo dục trong kỳ xét tuyển ĐH năm 2017: Nếu đề thi vẫn giữ như năm nay và chính sách cộng điểm ưu tiên không thay đổi, thời gian tới, thí sinh KV3 sẽ vắng bóng tại các ngành, các trường top cao.
Nội thành có điểm cộng điểm, ngoại thành không
Mới đây phụ huynh Ng.M. A (ở nội thành Hà Nội) phản ánh: các phụ huynh đang cân nhắc để chọn trường cho con ra ngoại thành Hà Nội với mong muốn sau này con sẽ được cộng điểm khi xét tuyển ĐH. Bởi cùng học trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội thế nhưng đối với những học sinh ở cơ sở Cầu Giấy thì không được cộng điểm (vì thuộc khu vực 3). Ngược lại đối với những cơ sở Tân Triều, Thanh Trì thì được cộng 0.5 điểm vì thuộc khu vực 2. Cùng học một trường tội gì cho con học ở nội thành để mất 0.5 điểm khi xét tuyển ĐH?
Trả lời về vấn đề này PGS.Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cũng thẳng thắn: Đang có sự bất cập trong việc cộng điểm ưu tiên hiện nay. Đối với những cơ sở ở Cầu Giấy dù thuộc khu vực 3 nhưng lại có rất nhiều học sinh ngoại thành đến học. Ở khu vực Mỹ Đức, Hoài Đức, hay Đông Anh khi sang đây học nhưng các em không được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển ĐH. Ngược lại những cơ sở ở Tân Triều, quy tụ rất nhiều học sinh nội thành như Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa thì lại được cộng điểm.
Cần một cuộc thi “sòng phẳng” giữa các thí sinh
Bàn luận về việc điểm cộng ưu tiên của các thí sinh, Thầy Dương Trường Giang – Hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định: “Ngoài năng lực của thí sinh các trường ĐH khi xét tuyển, nên quan tâm đến chất lượng trên cơ sở chỉ tiêu và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Chẳng hạn như, một ngành quy định điểm chuẩn là 29 điểm (chưa cộng), thì việc tuyển những thí sinh cộng cả điểm ưu tiên mới đạt được 29 là đồng ý tuyển đồng nghĩa với việc những thí sinh dưới ngưỡng chất lượng trường quy định”
Các trường nên quy định phần trăm chỉ tiêu dành cho những đối tượng ưu tiên
Vì thế khắc phục tình trạng bất cập trong điểm cộng phải tùy vào năng lực và trách nhiệm của từng trường. Các trường nên quy định phần trăm chỉ tiêu dành cho những đối tượng ưu tiên như dành 20% cho đối tượng ưu tiên, 80% còn lại không ưu tiên. Đối với 80% đối tượng không ưu tiên, các trường xét theo độ dốc từ trên xuống, đủ chỉ tiêu thì cắt.
Nếu thực hiện chặt chẽ nguyên tắc này các trường sẽ tự khắc tạo ra một sân chơi sòng phẳng giữa các this sinh. Khi đó những thí sinh không được cộng ưu tiên sẽ không có lý do so sánh với những thí sinh được cộng điểm ưu tiên. Ngược lại nếu tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào điểm cộng ưu tiên sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không công bằng.
Hiện nay Đảng và Nhà nước tạo điều kiện đối với người có công, con em dân tộc, thí sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới….có điều kiện sống, điều kiện học tập khó khăn hơn rất nhiều so với thí sinh sống ở thành phố. Một khi chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước thay đổi thì quy chế tuyển sinh của các trường cũng nên điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu những địa phương trước đây khó khăn nay điều kiện kinh tế xã hội đã cải thiện thì việc cộng điểm ưu tiên đối với thí sinh cũng sẽ được điều chỉnh giảm.