Xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai để bảo vệ thai nhi Xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai là một trong những yêu cầu cần thiết và được chỉ định. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những nguy cơ và có biện pháp phòng tránh kịp thời để bảo vệ thai nhi. Chuyên gia Điều dưỡng ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai để bảo vệ thai nhi

Xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai để bảo vệ thai nhi

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai là một trong những yêu cầu cần thiết và được chỉ định. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những nguy cơ và có biện pháp phòng tránh kịp thời để bảo vệ thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai giúp phòng tránh được một số bệnh

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai giúp phòng tránh được một số bệnh

Theo giảng viên Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội cho biết, xét nghiệm nước thiểu ở phụ nữ mang thai để nhận biết và phòng tránh những căn bệnh sau:

– Nhiễm trùng đường tiểu: Tiền sản giật có thể là nguy cơ đối với thai phụ nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu. Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu cao thai phụ dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp. Kể cả  khi lượng protein trong nước tiểu không đáng kể, huyết áp bình thường các bác sĩ vẫn sẽ gửi mẫu nước tiểu cho phòng thí nghiệm để cấy vi khuẩn từ đó có thể xác định xem thai phụ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Bạch cầu trong nước tiểu, cộng với pH tăng cao cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt khi có nitrite trong nước tiểu (là sản phẩm khi nhiễm trùng gây ra). Khi đó, thai phụ thường sẽ được tiếp tục làm thêm xét nghiệm cấy nước tiểu tìm vi trùng, xét nghiệm này phức tạp hơn, cần thời hạn 2-3 ngày để có kết quả.

Phát hiện tiểu đường thời thai kỳ khi xét nghiệm nước tiểu

Phát hiện tiểu đường thời thai kỳ khi xét nghiệm nước tiểu

Khi thấy có máu trong nước tiểu thường xuyên 2 – 3 lần khám thai liên tục (dù không có tình trạng ra máu ở thai phụ) thì thai phụ nên được thăm khám thêm vì có thể nguyên nhân các bệnh lí về thận.

Bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, virut herpes, giang mai, …: những nguy hiểm này có thể đe dọa sinh non, sảy thai, hay những nhiễm trùng ở mắt và phổi bé sơ sinh.

– Xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu: một lượng đường nhỏ trong nước tiểu vào thời kì mang thai là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu liên tiếp các lần xét nghiệm sau đó, lượng đường tăng cao thì có thể bạn được chuẩn đoán chứng tiểu đường thai kỳ. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân nên đến các bác sĩ để tiến hành làm xét nghiệm glucose. Tiến hành xác định lượng glucose máu ở tuần 24-28 của thai kì nhằm đưa ra kết luận chính xác rằng thai phụ có bị tiểu đường không.

Các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra lưu ý rằng: nên lấy nước tiểu giữa dòng, tức là sau khi đi tiểu bớt một ít phần đầu rồi mới lấy phần nước tiểu tiếp đó để làm xét nghiệm. Bỏ đi phần nước tiểu đầu là nhằm mục đích giảm khả năng dây bẩn nước tiểu từ vùng sinh dục ngoài, vùng hậu môn, vốn rất gần với lỗ tiểu. Thêm nữa. tay lấy nước tiểu nên rửa sạch cũng nhằm tránh việc dây bẩn. Nếu có điều kiện rửa sạch vùng kín trước khi đi tiểu thì tốt hơn. Nếu nhớ được chi tiết của bữa ăn (khoảng cách bữa ăn tới lúc lấy nước tiểu, có ăn hay uống quá ngọt … ) trước khi lấy nước tiểu sẽ càng tốt cho việc diễn giải chính xác kết quả xét nghiệm.

Tóm lại, xét nghiệm nước tiểu thường làm trong khi mang thai là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, cho kết quả nhanh, mang lại lợi ích thiết thực cho việc theo dõi sức khoẻ của bà mẹ và bé do vậy các mẹ cần tuân thủ việc xét nghiệm định kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi