Nhiễm trùng đường tiết niệu thường có những triệu chứng như đau rát khi đi tiểu và thường xuyên đi tiểu. Vậy tại sao người cao tuổi lại bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu?
- Những thực phẩm tốt và không tốt cho gan bạn cần biết
- Cùng bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu bệnh Gan nhiễm mỡ
- Dược sĩ Hà Nội chỉ ra những lưu ý khi sử dụng thuốc an thần
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường đau rát và đi tiểu nhiều
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) đề cập đến tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nấm trong một thành phần của hệ tiết niệu, bao gồm:
- Thận
- Niệu quản
- Bàng quang
- Niệu đạo
Nhiễm trùng tiết niệu là một trong nhiễm trùng thường gặp nhất ở người cao tuổi. Triệu chứng có thể nặng hơn so với người trẻ.
Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu thường có triệu chứng gì?
Những dấu hiệu dưới đây là các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Tiểu gấp.
- Tiểu nhiều lần.
- Cảm giác nóng rát, đau hoặc khó chịu khi đi tiểu.
- Cảm thấy nặng ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu.
- Nước tiểu đục, đặc hoặc có mùi nồng.
- Sau khi đi tiểu, vẫn còn cảm giác mắc tiểu.
- Sốt.
- Cảm giác đau ở vùng bụng dưới, hông hoặc lưng.
- Máu lẫn trong nước tiểu.
- Mệt mỏi.
Ngoài ra, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn và nôn.
Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu biểu hiện ra sao?
Theo kết quả từ một số nghiên cứu, bên cạnh những triệu chứng điển hình như trên, người cao tuổi còn có thể có các triệu chứng sau:
- Lú lẫn
- Mê sảng
- Thay đổi hành vi bất thường
- Lừ đừ
Những thay đổi hành vi liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu thường là:
- Bồn chồn
- Gặp ảo giác
- Có xu hướng xa lánh xã hội
- Kích động
Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng lú lẫn.
Vì sao người cao tuổi có thể bị nhiễm trùng đường tiểu?
Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào đường tiết niệu là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường tiểu. Phần lớn do vi trùng E. coli, một loại khuẩn cư ngụ trong phân và có khả năng xâm nhập vào hệ tiết niệu thông qua niệu đạo.
Một số chủng vi sinh khác có nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu như staphylococcus, mycoplasma hay chlamydia thường xuất hiện ở những người cao tuổi đang có ống thông tiểu.
Mặt khác, người cao tuổi phải nhập viện dài hạn hoặc ở viện dưỡng lão là đối tượng thường mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu nhất.
Những yếu tố nào khiến người cao tuổi mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi bao gồm:
- Hệ miễn dịch suy yếu.
- Tiếp xúc với nhiều loại vi sinh vật khác nhau ở bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.
- Một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như són tiểu.
- Đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Người cao tuổi có ống thông tiểu.
Điều quan trọng là khi chăm sóc người cao tuổi, bạn cần sớm nhận thức những yếu tố nguy cơ trên và theo dõi xem liệu có bất kỳ thay đổi về nhận thức hay hành vi liên quan đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra hay không.
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp THPT
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu cho người cao tuổi
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bằng kháng sinh. Bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng nấm nếu nguyên nhân gây bệnh là nấm. Khi điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu có những biện pháp sau:
-
Sử dụng thuốc chống loạn thần
Nếu nhiễm trùng đường tiểu dẫn đến mê sảng hoặc lú lẫn nặng ở người cao tuổi, bác sĩ sẽ kê thêm toa thuốc chống loạn thần cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được giải quyết triệt để. Điều này làm giảm bớt cảm xúc đau khổ, kích động cũng như nguy cơ bị thương ở người có các loại triệu chứng tâm thần này. Kháng sinh tiêm tĩnh mạch dành cho biến chứng của nhiễm trùng đường tiểu
Nếu bạn không sớm có biện pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc điều trị không hiệu quả, bệnh có nhiều nguy cơ dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm, bao gồm:
- Tổn thương thận
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng nếu không được giải quyết triệt để có thể lây đến thận và gây tổn thương ở cơ quan này. Nhiễm trùng thận được xem là biến chứng thường thấy của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu)
Nó xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh đã xâm nhập vào hệ máu, từ đó lan khắp cơ thể. Nếu bạn không thể giải quyết kịp thời, sốc nhiễm trùng có nguy cơ sẽ xảy ra và gây tử vong.
Nên làm gì để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu?
Một số phương pháp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu xảy ra có thể bao gồm:
- Uống nhiều nước lọc.
- Hạn chế hoặc tránh xe caffeine và cồn.
- Vệ sinh thật kỹ sau khi đi tiểu.
- Nếu bị són tiểu, hãy thay miếng lót ngay khi nó đã thấm đầy.
Một số người cao tuổi có thể không tự thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và cần sự trợ giúp từ người thân. Lúc này, để chăm sóc tốt cho người thân, bạn cần nhận thức cách phòng ngừa cũng như nắm rõ những triệu chứng và dấu hiệu của căn bệnh này.
Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895