Trong xã hội này còn nghề nào khổ hơn nghề Y? Xin xã hội hãy nhìn nhận về ngành Y ở góc độ đủ ánh sáng để đánh giá đa chiều nhất, thay vì tập trung vào những mảng tối của ngành để lên án, chê bai...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Trong xã hội này còn nghề nào khổ hơn nghề Y?

Trong xã hội này còn nghề nào khổ hơn nghề Y?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Xin xã hội hãy nhìn nhận về ngành Y ở góc độ đủ ánh sáng để đánh giá đa chiều nhất, thay vì tập trung vào những mảng tối của ngành để lên án, chê bai…

Trong xã hội này còn nghề nào khổ hơn nghề Y?

Trong xã hội này còn nghề nào khổ hơn nghề Y?

 Quá trình học tập vất vả nhưng mức lương vô cùng bèo bọt

Theo quy định giáo dục hiện hành, sinh viên theo học bác sĩ đa khoa mất 06 năm học tập trên ghế nhà trường. Sau đó học 1 năm định hướng, tiếp theo là 2 năm cho chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ… Như vậy, thời gian từ một tân sinh viên Y khoa đến khi ra trường làm việc cũng cần 8 – 10 năm, quãng thời gian rất dài so với các ngành khác. Sinh viên các trường Trung cấp, Cao đẳng Y Dược cũng cần trải qua thời gian học 2 – 3 năm sau đó tiếp tục thực hành tại cơ sở thực tế để có Chứng chỉ hành nghề mới đủ điều kiện học Liên thông Đại học Y Dược.

Mặc dù thời gian đào tạo dài và quá trình học tập vất vả, mức lương của bác sĩ vô cùng bèo bọt. Theo đó, lương khởi điểm của Bác sĩ tốt nghiệp Đại học theo quy định của nhà nước là 2,34, tốt nghiệp các Trường Cao đẳng Y là 1,80 và Trung cấp Y là 1,55 – tương đương gần 2 triệu/tháng với mức lương cơ bản bác sĩ hiện nay. 03 năm tương lương một lần. Mỗi phiên trực 24h, bác sĩ nhận thêm được 35.000 đồng trợ cấp. Như vậy một bác sĩ từ khi bước chân vào nghề cho đến khi về hưu (ở tuổi 60 với nam) sẽ nhận được mức lương khoảng 5-7 triệu.

Thưa các bạn, số tiền đó liệu có phù hợp với số nơ ron thần kinh mà bác sĩ bỏ ra? Chưa kể đến những trách nhiệm pháp lý và áp lực đến từ chính bệnh nhân và người nhà của một bộ phận người dân còn kém về ý thức hiện nay. Thế mới nói “làm tốt cả đời không ai hay, làm sai 5 giây cả nước biết”. Tuy rằng hiện tượng “phong bì” không phải không có, tuy nhiên đây chỉ là những con sâu làm giàu nồi canh, xin xã hội hãy nhìn vào những khó khăn áp lực mà bác sĩ đã phải trải qua, thay vì chỉ nhìn vào một bộ phận bác sĩ mang hình ảnh xấu để nghề Y – nghề cao quý trở thành ác cảm..

Có những hình ảnh chẳng lọt vào camera nào...

Có những hình ảnh chẳng lọt vào camera nào…

Bác sĩ cũng là con người mà thôi!

Nhiều người cho rằng bác sĩ “chảnh chọe”, bác sĩ coi thường bệnh nhân, thái độ phục vụ như “ông hoàng, bà hoàng” chứ chẳng phải “lương y như từ mẫu”. Nhưng chưa ai nghĩ rằng, bác sĩ cũng là con người mà thôi! Mà con người ai cũng có tham – sân – si, cũng có cảm xúc và áp lực riêng chứ không ai vui vẻ 24/24 được.

Công việc của bác sĩ đòi hỏi tính trách nhiệm (cả pháp lý và đạo đức), khẩn cấp, và cả nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cao. Trung bình tại bệnh viện tuyến tỉnh, một buổi sáng bác sĩ phải tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân vào cấp cứu, trong đó khoảng một nửa đe dọa đến tính mạng. Khi người thân của bạn phải cấp cứu, tất cả chúng ta đều nóng ruột, lo lắng đến người thân của mình, đòi hỏi bác sĩ cũng phải quan tâm đến người bệnh nhưng không phải ai cũng quan tâm đến bác sĩ. Xin hãy đứng vào địa vị của y bác sĩ trước khi phán xét bất cứ điều gì. Bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên lớp Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: “Nguyên tắc trong ngành y là phân bệnh nhân thành nhiều mức độ nặng – nhẹ để điều trị và phân cấp ưu tiên xử trí kịp thời. Do vậy nếu chăng có sự thờ ơ của bác sĩ cũng chỉ vì họ còn phải quan tâm đến trường hợp khác nặng hơn sau khi đã giúp bệnh nhân này qua cơn nguy kịch rồi mà thôi”.

Con người chúng ta ai cũng có lúc ốm đau bệnh tật, người giúp đỡ bạn bình phục sức khỏe chỉ có thể là bác sĩ mà thôi. Mong rằng những ai đang “ghé mắt trông ngang” về ngành y xin hãy nhìn nhận ở góc độ đủ ánh sáng để có cái nhìn đa chiều nhất, thay vì chỉ nhìn vào những góc tối của nghề để các Y sĩ, Bác sĩ biết được ngành Y vẫn đang được xã hội tôn trọng, vẫn giữ mãi được niềm tin vào công việc của mình…

Nguồn: Caodangyduoc.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi