Biết được vai trò to lớn của ngành giáo dục nên nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào đó và dưới đây là 10 quốc gia có chất lượng đào tạo giáo dục tốt nhất thế giới
- Top 10 trường Đại học có học phí thấp mà chất lượng đào tạo tốt
- Top 5 ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất hiện nay
- 10 trường Đại học có điểm chuẩn tăng cao nhất năm 2017
Nền giáo dục Phần Lan được coi là tốt nhất thế giới
Phần Lan
Đất nước Phần Lan luôn nằm trong top các trường có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới và vị trí của đất nước này trên bảng xếp hạng cũng ko bị xê dịch nhiều. Nền giáo dục Phần Lan luôn cố gắng đem lại quyền bình đẳng cho học sinh, sinh viên. Mặc dù học lực của các em không giống nhau nhưng các em vẫn được học cùng lớp với nhau. Kết quả khoảng cách giữa học sinh tốt nhất và kém nhất ở đất nước này luôn nhỏ nhất bởi những học sinh yếu hơn sẽ có các lớp phụ đạo để cải thiện thành tích. Các học sinh ở Phần Lan ít khi được giao bài tập về nhà và học sinh chỉ cần làm bài kiểm tra. Và điểm đặc biệt nhất đó là trong thời gian học, học sinh chỉ cần trải qua một kỳ thi duy nhất để xét tiêu chuẩn tốt nghiệp.
Thụy Sĩ
Thụy Điển là quốc gia có nền giao thoa của nhiều ngôn ngữ khác nhau, do vậy nền giáo dục của Thụy Điển luôn chú trọng đến việc học ngoại ngữ cho các học sinh. Các em được tiếp xúc với các ngôn ngữ ngay từ khi còn nhỏ. Tiếng nước ngoài được quốc gia này chú trọng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức và Italia. Theo tin tức Y tế Giáo dục: Có tới 95% trường học của nước này là công lập và số còn lại là trường tư. Các em sẽ được phân trường học phù hợp nhất với trình độ, khả năng để giúp các em có thể phát triển một cách tốt nhất.
Bỉ
Giáo dục Bỉ được phân chia làm 4 cấp trường trung học, bao gồm trường phổ thông, trường kĩ thuật, trường dạy nghề và trường nghệ thuật. Điều này giúp các em học sinh, có thể lựa chọn công việc mà mình muốn theo đuổi trong tương lai. Các khoản đầu tư cho giáo dục hàng năm tại Bỉ là rất lớn, chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách của chính phủ
Giáo dục Singapore đứng đầu châu Á
Singapore
Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên nằm trong bảng xếp hạng. Các chương trình học của Singapore đều là chương trình bằng tiếng Anh, do vậy có rất nhiều sinh viên muốn đến đây để du học trong đó có cả Việt Nam. Học sinh sinh viên cũng đều được giảng dạy theo phương pháp khác biệt, chú trọng vào việc rèn luyện nhân cách, tư duy hơn là ép buộc học viên theo một khuôn mẫu nhất định. Sự tác động của giáo viên là một yếu tố quan trọng đến tư tưởng của các bậc phụ huynh, giúp giảm áp lực cho học sinh từ bậc tiểu học, tạo điều kiện cho các em được phát triển một cách tự nhiên nhất.
Hà Lan
Tổ chức UNICEF đã làm một nghiên cứu vào năm 2013 và đã đưa ra nhận định rằng: Trẻ em của Hà Lan là nhóm trẻ em hạnh phúc nhất khi được đến trường. Học sinh chỉ cần làm bài tập về nhà khi bước vào chương trình giáo dục bậc trung học. Trường tư ở đất nước này cũng hạn chế một cách tối đa, ác trường học được chính phủ phân chia hợp lí, như trường tôn giáo, trường công lập không phân theo tôn giá
Có nhiều chương trình học bổng đối với sinh viên bậc đại học không chỉ là sinh viên ở trong nước mà trong đó có cả sinh viên nước ngoài. Hà Lan lấy sinh viên làm trọng tâm, áp dụng phương pháp đào tạo dựa trên vấn đề đặt ra, khuyến khích sinh viên nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân, thuyết trình và làm việc nhóm.
Qatar
Qatar đang hướng tới trong tương lai trở thành quốc gia phát triển về khoa học công nghệ, do vậy mà việc đổi mới giáo dục được chính phủ Qatar chú trọng. Đất nước dầu mỏ này đầu tư rất nhiều cho quá trình cải thiện giáo dục cho chiến lược tầm nhìn 2030. Hiện tại trường công lập ở đây được miễn phí cho tất cả học sinh ở nước này. Các em học sinh sẽ được hưởng chế độ giáo dục tốt nhất do chính phủ cung cấp.
Ai Len
Hầu hết các trường trung học ở Ai Len do tư nhân sở hữu và quản lí, nhưng nằm dưới sự giám sát, bảo hộ và tài trợ của nhà nước. Dù gặp nhiều khủng hoảng về kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2013, nhưng chính phủ Ai Len vẫn cố gắng duy trì các nguồn ngân sách cho giáo dục tốt nhất.
Giáo dục được chính phủ quan tâm ngay từ khi còn nhỏ
Estonia
Ngành Công nghệ thông tin ở nước này đang được quan tâm đặc biệt, hiện nay đang là một trong những quốc gia đứng đầu về lĩnh vực này. Ở đất nước này, các em được khuyến khích sử dụng công nghệ, phát triển khả năng sáng tạo ngay từ khi còn nhỏ. Mục tiêu giáo dục của quốc gia này đó chính là tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân, phát triển đời sống văn hóa, kinh tế ở đất nước này.
New Zealand
New Zealand độ tuổi giáo dục tiểu học trung học là từ 5 đến 19 tuổi, trong đó độ tuổi bắt buộc tham gia học tập là 6 đến 16 tuổi. Có ba loại trường trung học tại New Zealand là: trường công lập chiếm 85% học sinh, trường bán công chiếm 12% và trường tư chiếm 3%.
Nhật Bản
Giáo dục ở Nhật bản được coi trọng hàng đầu. Các môn toán và khoa học nằn trong top đầu về trình độ học vấn, theo đánh giá của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế . Học sinh Nhật sẽ phải trải qua giai đoạn 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông trước khi vào đại học. Các học sinh Nhật được dạy rất kĩ về tác phong, nề nếp, cách đối nhân xử thế để phát triển cả trí tuệ và tâm hồn.
Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược