Thuốc Meclizine trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt Cập nhật thông tin mới nhất về meclizine giúp bạn nâng cao hiệu quả ngăn ngừa và điều trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt do say tàu xe của thuốc.
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Thuốc Meclizine trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt

Thuốc Meclizine trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cập nhật thông tin mới nhất về meclizine giúp bạn nâng cao hiệu quả ngăn ngừa và điều trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt do say tàu xe của thuốc.

Thuốc Meclizine trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt Thuốc Meclizine trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt

Dạng và hàm lượng của thuốc meclizine

Thuốc meclizine hiện có dạng viên nén và hàm lượng gồm: 12,5mg, 25mg và 50mg.

Thông tin tác dụng của thuốc meclizine

Meclizine là một loại thuốc kháng histamin được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt do say tàu xe; giảm chóng mặt và mất thăng bằng (chóng mặt) gây ra bởi các vấn đề ở tai trong.

Thông tin liều dùng thuốc meclizine cho người lớn

Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

– Liều dùng thuốc meclizine cho người lớn bị buồn nôn/nôn mửa:

  • Dùng 25-50mg/lần/ngày.

– Liều dùng thuốc meclizine cho người lớn bị chóng mặt:

  • Dùng 25mg từ 1-4 lần/ngày hoặc 50mg/2 lần/ngày.

– Liều dùng thuốc meclizine cho người lớn bị say tàu xe:

  • Dùng 25-50mg/lần/ngày. Bạn nên dùng meclizine một giờ trước chuyến đi và tiếp tục dùng trong suốt hành trình; tuy nhiên không dùng vượt quá 50mg trong 24 giờ.

Thông tin liều dùng thuốc meclizine cho trẻ em

– Liều dùng thuốc meclizine cho trẻ em bị buồn nôn/nôn mửa:

  • Trên 12 tuổi: bạn cho trẻ dùng 25-50mg/lần/ngày.

– Liều dùng thuốc meclizine cho trẻ em bị chóng mặt:

  • Trên 12 tuổi: bạn cho trẻ dùng 25mg từ 1-4 lần/ngày hoặc 50mg/2 lần/ngày.

– Liều dùng thuốc meclizine cho trẻ em bị say tàu xe:

  • Trên 12 tuổi: bạn cho trẻ dùng 25-50mg/lần/ngày. Bạn nên cho trẻ dùng meclizine một giờ trước chuyến đi và tiếp tục dùng trong suốt hành trình. Lưu ý: Không cho trẻ dùng vượt quá 50mg trong 24 giờ.

Lưu ý gì trước khi dùng thuốc meclizine?

Trước khi dùng thuốc meclizine, bạn nên báo với bác sĩ/dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc meclozine;
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Trường hợp này, bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, vitamin, thảo dược, hay thực phẩm chức năng).
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý sau đây: Hen suyễn, tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt; bệnh gan, bệnh thận.

Thuốc meclozine

Thuốc meclozine

Tác dụng phụ nào khi dùng thuốc meclizine?

Bạn cần đến cơ sở y tế ngay nếu gặp phải bất kì dấu hiệu dị ứng nào sau đây: khó thở; phát ban; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Theo các Dược sĩ lâm sàng trình độ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

  • Nôn mửa;
  • Cảm giác mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Khô miệng;
  • Buồn ngủ.

Lưu ý: Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ.

Tương tác thuốc

Những thuốc có thể tương tác với thuốc meclizine bao gồm:

  • Quinidine;
  • Cinacalcet;
  • Terbinafine;
  • Các thuốc chống trầm cảm như: duloxetine, bupropion, paroxetine, fluoxetine, sertraline.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý, chúng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ và chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu nhận thấy sức khỏe không tốt, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng đúng cách.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi