Tăng huyết áp vô căn là cao huyết áp không xác định rõ nguyên nhân? Theo thông tin tìm hiểu được biết, bệnh tăng huyết áp vô căn là bệnh thường gặp ở những đối tượng người cao tuổi. Đặc biệt bệnh thường không xác định rõ nguyên nhân nên khó phát hiện và điều trị
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Tăng huyết áp vô căn là cao huyết áp không xác định rõ nguyên nhân?

Tăng huyết áp vô căn là cao huyết áp không xác định rõ nguyên nhân?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo thông tin tìm hiểu được biết, bệnh tăng huyết áp vô căn là bệnh thường gặp ở những đối tượng người cao tuổi. Đặc biệt bệnh thường không xác định rõ nguyên nhân nên khó phát hiện và điều trị

Tăng huyết áp vô căn là chứng bệnh của người già mà không rõ nguyên nhân

Tăng huyết áp vô căn là chứng bệnh của người già mà không rõ nguyên nhân

TÌM HIỂU BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÔ CĂN LÀ GÌ?

Huyết áp bình thường của người khỏe mạnh là dưới 140/90 mmHg, nếu huyết áp từ 140/90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp vô căn, nghĩa là không xác định được nguyên nhân; tăng huyết áp có nguyên nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp và là thứ phát sau một số bệnh. Trong đó, tăng huyết áp vô căn thường gặp ở người cao tuổi, từ 40 – 50 tuổi trở lên.

Tăng huyết áp vô căn chiếm đến khoảng 95% trường hợp mắc bệnh.

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÔ CĂN THƯỜNG CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH NHƯ NÀO?

Hầu hết mọi người đều không nhận ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ tăng huyết áp vô căn, cho đến khi bệnh phát triển nặng. Một số người nhận ra huyết áp của họ thay đổi nhờ vào việc thường xuyên đi khám tổng quát định kỳ.

Một số triệu chứng hay gặp khi bị tăng huyết áp như:

  • Chóng mặt
  • Chảy máu cam
  • Đau đầu
  • Tức ngực
  • Tiểu ra máu
  • Thay đổi thị giác

Tăng huyết áp có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là độ tuổi trung niên.

Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm tại Hà Nội

Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm tại Hà Nội

KHI BỊ HUYẾT ÁP VÔ CĂN SẼ GÂY NÊN NHỮNG BIẾN CHỨNG BỆNH NGUY HIỂM NÀO?

Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa khám phá ra giải pháp điều trị tận gốc căn bệnh tăng huyết áp vô căn. Những biến chứng của bệnh tăng huyết áp vô căn là:

  • Động mạch tổn thương vĩnh viễn

Các động mạch khỏe mạnh sẽ giúp lưu thông máu tốt, không bị cản trở. Việc tăng huyết áp lâu dài khiến động mạch tổn thương, trở nên ít co giãn, cứng cáp và chặt chẽ hơn. Cũng vì thế chất béo trong máu cũng dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ.

  • Biến chứng tại tim do tăng huyết áp

Tăng huyết áp luôn khiến trái tim phải hoạt động quá sức, áp lực mạch máu càng cao thì cơ tim càng phải bơm nhiều hơn, tốn sức hơn. Lâu dần, tim bị giãn nở, đến một mức nào đó sẽ làm tăng các nguy cơ mắc: Rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột tử…

  • Các biến chứng về não bộ

Não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường đều cần tới máu giàu oxy được tim bơm đến, nhưng não bộ luôn cần lượng máu rất lớn. Tăng huyết áp có thể tác động làm giảm lượng máu cung cấp đến não, gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs). Nếu dòng máu tắc nghẽn đáng kể lâu dài có thể khiến tế bào não chết, đột quỵ.

  • Biến chứng ngoài tim và não

Khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, lâu dần gây suy thận. Tại mắt có thể gây biến chứng phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, mù mắt.

Tăng huyết áp không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán. Việc điều trị tăng huyết áp không khắc phục hoàn toàn những tác động đã gây ra nhưng cũng giúp làm giảm rủi ro cho tương lai.

Khi phát hiện những triệu chứng của tăng huyết áp, bạn cần sớm bệnh viện sớm để xác định chính xác nguyên nhân và chẩn đoán bệnh, từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị khắc phục.

CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ KHI BỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÔ CĂN?

Khi có những cơn tăng huyết áp cấp tính:

  • Đầu tiên, cần nghỉ ngơi trong 15 phút. Sau đó, đo lại huyết áp, có thể dùng thuốc hỗ trợ nếu đã được bác sĩ kê đơn trước đó hoặc liên hệ xin ý kiến bác sĩ để dùng thuốc.
  • Thả lỏng cơ thể , giữ tâm lý ổn định, không quá xúc động, không nên nói nhiều, nhất là những cơn cãi vã, sốc tâm lý.
  • Không uống nước gừng, nước chanh hay ăn những thức ăn có đường. Những cách này không hiệu quả, thậm chí còn khiến huyết áp lên cao hơn.

Nếu sau thời gian nghỉ ngơi mà huyết áp không giảm thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng xấu.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÔ CĂN

Bệnh nhân đã mắc tăng huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và làm việc. Không được tự ý ngừng dùng thuốc điều trị khi thấy huyết áp tạm thời trở lại bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp không tự ý mua thuốc điều trị sử dụng khi không có chỉ dẫn và theo dõi của thầy thuốc, việc tự ý sử dụng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng cũng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi