Không ít người dân đang đặt câu hỏi, khi giá dịch vụ điều dưỡng (dịch vụ y tế) được điều chỉnh từ tháng 11 tới và tiếp tục cấu phần vào giá từ nay đến năm 2018, thì người bệnh sẽ được hưởng lợi gì?
- Điều dưỡng viên làm theo lời Phật dạy?
- Điều dưỡng nhi khoa cảnh báo dấu hiệu trầm cảm ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) về các vấn đề xoay quanh việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế (DVYT) này.
Thưa ông, việc tăng giá Dịch vụ Điều dưỡng vào thời điểm hiện nay liệu đã cần thiết chưa, khi nhiều người lo ngại sẽ tác động mạnh đến người có thu nhập nhấp?
Ông Nguyễn Nam Liên: Hiện nay, giá DVYT mới tính 3/7 khoản chi phí trực tiếp như: Thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất; tiền điện, nước; duy tu bảo dưỡng trang thiết bị trực tiếp. Theo chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư quy định giá dịch vụ thanh toán BHYT, trong đó sẽ tính thêm tiền lương và phụ cấp vào giá DVYT.
Lâu nay, Nhà nước vẫn cấp ngân sách cho các BV hoạt động, nhưng làm tốt hay kém vẫn được cấp kinh phí, nên có BV hoạt động không hiệu quả, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ.
Để bảo đảm công bằng trong khám, chữa bệnh (KCB), thì BHYT là giải pháp toàn diện nhất, vì là một trong ba trụ cột của an sinh xã hội.
Giải pháp đưa ra là số tiền Nhà nước cấp cho các BV sẽ chuyển sang hỗ trợ mua BHYT cho người dân, với mục tiêu BHYT toàn dân. Việc tính tiền lương, phụ cấp vào giá dịch vụ KCB BHYT là từng bước thực hiện lộ trình này.
Người bệnh sẽ được hưởng lợi ích gì khi giá dịch vụ tăng, thưa ông?
Ông Nguyễn Nam Liên: Khi giá DVYT tăng, vấn đề quan trọng là ai trả tiền cho người bệnh KCB? Như hiện nay, Nhà nước đang trả cho người dân thông qua việc bao cấp cho BV, còn khi giá được tính đủ sẽ do BHYT trả tiền.
Cụ thể, với khoảng 23,7 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội hiện nay (người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi…), khi đi KCB được BHYT thanh toán 100% (trước là 95%), không phải trả thêm các chi phí trước đây chưa kết cấu vào giá.
Với người cận nghèo thì được ngân sách hỗ trợ 70% để mua thẻ BHYT và hiện 40% đã có thẻ BHYT.
Thủ tướng đã chỉ đạo các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương, các nguồn vốn và Bộ Y tế cũng đã huy động một số dự án ODA, để hỗ trợ thêm cho người cận nghèo, nhằm đạt 100% số người cận nghèo có thẻ BHYT. Khi đi KCB, đối tượng này được BHYT thanh toán 95% chi phí, (trước là 80%) nên mức độ tác động không nhiều.
Các đối tượng có thẻ BHYT nhưng phải đồng chi trả 20% cũng có bị ảnh hưởng, nhưng mức độ không nhiều. Vì khi giá chưa tính đủ, người đồng chi trả BHYT phải trả 2 khoản: Ngoài 20% BHYT, còn phải trả thêm một số vật tư, như kim tiêm, găng tay… chưa được kết cấu vào giá. Còn khi tăng giá DVYT, BHYT sẽ chi trả toàn bộ, nên chi phí của người dân sẽ thấp hơn trước và quan trọng là, người dân không bị phiền hà khi phải tự đi mua vật tư còn thiếu khi vào BV.
Tuy nhiên, với các đối tượng này, từ 1/1/2015, nếu tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên khi đi KCB đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở, phần tăng thêm sẽ do BHYT chi trả.
Bên cạnh đó, khi giá tính đủ chi phí, Nhà nước không cấp kinh phí hoạt động cho các BV (trừ một số BV đặc thù như phong, tâm thần…), các BV sẽ phải tự thu-chi, nên phải nâng cao chất lượng điều dưỡng viên, có bệnh nhân thì mới có kinh phí hoạt động và phát triển được.
Đồng thời cũng sẽ khuyến khích các BV triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, người có thẻ BHYT sẽ được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn và được BHXH thanh toán, làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.
Mặt khác, khi giá DVYT như nhau, BV công sẽ bắt buộc phải thay đổi chất lượng phục vụ để cạnh tranh với BV tư. Nếu BV nào mà không đảm bảo chất lượng, người dân phàn nàn nhiều, BHYT sẽ không ký hợp đồng chi trả, kể cả BV công và tư. Như vậy, người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi đi KCB.
Giới thiệu nghề Điều dưỡng đa khoa
Điều người dân đang băn khoăn nhất hiện nay là giá viện phí tăng nhưng chất lượng KCB có tăng theo, thưa ông?
Ông Nguyễn Nam Liên: Chất lượng dịch vụ gồm nhiều yếu tố, chất lượng chuyên môn kỹ thuật y tế và chất lượng phục vụ chăm sóc.
Chất lượng chuyên môn y tế tôi khẳng định là thời gian qua tăng lên rất nhiều. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng quy trình chuyên môn… để tiếp tục nâng cao trình độ điều dưỡng đa khoa các BV các tuyến.
Chất lượng phục vụ, chăm sóc mà người dân có nhiều chỗ phàn nàn là chờ đợi khám bệnh, xét nghiệm, chiếu, chụp, buồng bệnh không đáp ứng, tinh thần thái độ. Khi điều chỉnh giá DVYT và đặc biệt là khi tính đúng, tính đủ giá thì chất lượng phục vụ sẽ tăng thêm.
Chẳng hạn, khi tính khấu hao trang thiết bị vào giá, BV thiếu máy chụp thì có thể vay vốn, huy động vốn để mua. Khi tính tiền lương vào giá DVYT thì BV có kinh phí để tuyển nhân lực phục vụ, và khi đó cán bộ y tế hiểu là Nhà nước không cấp ngân sách để trả lương, BV phải thu để có nguồn trả lương, phải có bệnh nhân, phải nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bộ Y tế đang phát động phong trào đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm nên tôi tin rằng chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Baomoi.com
Nộp hồ sơ học Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội để trở thành một Điều dưỡng viên giỏi.
Nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng 115 – Nhà N1 – 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần Cầu vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại liên hệ: 0466.750.010 – 0964.011.243