Nhiều thông tin mới và những chia sẻ hữu ích, có giá trị được các đại biểu đưa ra tại diễn đàn: “Đổi mới tuyển sinh ĐH” vào chiều ngày 10/12 vừa qua
- Học phí tăng vọt, nguy cơ sinh viên phải bỏ Đại học
- Bảng so sánh sự khác nhau giữa kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 với năm 2018
- Đề thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ không còn đánh đố thí sinh
Nhiều chuyên gia đã tham dự buổi tọa đàm
Đã có những điều chỉnh mới nào?
Phát biểu tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD-ĐT), nói năm 2017 Bộ GD-ĐT đã có thông báo với các trường, cơ bản kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh sẽ giữ ổn định hết năm 2020, đến 2021 có thể thay đổi phù hợp với thực hiện chương trình SGK mới.
Cũng theo bà Phụng, việc đổi mới tuyển sinh những năm gần đây chủ yếu về kỹ thuật giúp các trường và thí sinh chủ động hơn. Ví dụ năm vừa rồi chỉ có đổi mới trong tuyển sinh các ngành sư phạm. “Phương án tuyển sinh 2019 sẽ cơ bản giữ ổn định như 2 năm qua, những thay đổi nếu có sẽ không làm thay đổi quy trình tuyển sinh. Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật Giáo dục ĐH, các ngành sức khỏe có điểm sàn để đảm bảo đầu vào cho khối ngành quan trọng này. Các trường ĐH được tự chủ lựa chọn phương thức tuyển sinh”, bà Phụng nói.
Về quy chế, theo thông tin mà Cao đẳng Y Dược cập nhật được từ bà Kim Phụng, nhìn chung không có sự thay đổi lớn, dự kiến đưa vào quy định các trường dù lấy điểm thi THPT quốc gia dù 1 hay 3 môn cũng phải thực hiện theo các giai đoạn xét tuyển chung. Điều này nhằm tránh tình trạng có những trường thực hiện tuyển sinh trước ảnh hưởng đến tình hình chung cũng như đến việc thay đổi nguyện vọng của thí sinh. Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, khi đã xác nhận nhập học thí sinh phải nộp bản chính giấy xác nhận điểm thi và không được xét tuyển vào bất kỳ trường nào khác. Tránh tình trạng thí sinh vẫn nộp bản photo và một số trường vẫn nhận như các năm trước.
Quy định điểm sàn đối với các ngành sức khỏe
Điểm sản chỉ tính ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề
Giải đáp băn khoăn các trường, bà Nguyễn Thị Kim Phụng nói điểm sàn với khối ngành sức khỏe trong luật ghi rõ chỉ với những ngành có cấp chứng chỉ hành nghề chứ không phải tất cả các ngành, cụ thể như bác sĩ đa khoa, răng – hàm – mặt, y học cổ truyền, dược sĩ… Các ngành như kỹ thuật y sinh thì không nằm trong trường hợp này. Về khoảng điểm sàn với nhóm ngành sức khỏe, theo bà Phụng, Bộ sẽ cùng các trường tính toán để có mức điểm tối thiểu được cả hệ thống và xã hội chấp nhận.
Trước những băn khoăn của các trường về tuyển sinh sau năm 2021, bà Phụng cho rằng sẽ có lộ trình phù hợp để các bên liên quan đều có thể chấp nhận được. “Tôi lấy một ví dụ để các trường yên tâm, tới tháng 12 này công bố chương trình SGK mới và thực hiện theo các lộ trình từng năm, tới năm 2023 mới áp dụng cho lớp 12. Việc tuyển sinh cũng sẽ có những thay đổi theo lộ trình phù hợp”, bà Phụng nói.
Trước câu hỏi của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành về việc có thể tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh các ngành sức khỏe, không bị ràng buộc điểm sàn chung, bà Nguyễn Thị Kim Phụng giải đáp: “Theo luật là hoàn toàn có thể làm được vì khi đó trường đang thể hiện quyền thi tuyển của mình. Nhưng để có kỳ thi đánh giá năng lực thì chỉ riêng việc ra đề thi đảm bảo tính khách quan đã không dễ. Ở đây, quyền tự chủ phải đi liền với trách nhiệm giải trình với thí sinh, phụ huynh và cơ quan quản lý để xã hội hiểu được việc tổ chức thi là vì chất lượng và mục tiêu của trường chứ không nhằm né tránh điểm sàn chung”.