Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ung thư hạch bạch huyết cũng như những biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình.
- Những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh ung thư phổi?
- Điều trị thoái hóa võng mạc cùng chuyên gia Cao đẳng Y Dược
- Cao đẳng Dược Hà Nội cảnh báo sự nguy hiểm khi thiếu vitamin A
Ung thư hạch bạch huyết thường xuất hiện dưới dạng một khối u
Ung thư hạch bạch huyết là bệnh gì?
Một dạng đặc biệt của bạch cầu, gọi là tế bào lympho, có vai trò quan trọng trong việc đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Những tế bào này tiếp xúc với nhiều chất khác nhau trong cơ thể trong khi xây dựng hệ miễn dịch, tập trung để thanh lọc ở những khu vực nhất định gọi là hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết được tìm thấy ở khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là ở cổ, nách, háng, trên tim, xung quanh các mạch máu lớn trong bụng. Tế bào lympho cũng có thể tập trung lại trong lá lách, amidan và tuyến ức,… đôi khi phát triển trong các khu vực này cũng gây một loại ung thư là Lymphoma.
Ung thư hạch bạch huyết được chia thành ung thư hạch bạch huyết Hodgkin và không Hodgkin, quan sát dưới kính hiển vi. Có rất nhiều loại ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin. Kích thước và hình dạng của các tế bào ung thư và cách sắp xếp của chúng trong hạch bạch huyết quyết định loại ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin. Ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin còn được chia thành hai dạng là xâm lấn (mức độ cao) hoặc phát triển chậm (mức độ thấp).
Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch bạch huyết là do đâu?
Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bệnh ung thư hạch bạch huyết không có nguyên nhân cụ thể nhưng lại có liên kết chặt chẽ với các bệnh suy giảm hệ miễn dịch bất thường do bẩm sinh hoặc do virus như virus AIDS.
Triệu chứng bệnh ung thư hạch bạch huyết là gì?
Ung thư hạch bạch huyết thường xuất hiện dưới dạng một khối u không đau dai dẳng hoặc ngày càng tăng kích thước. Nên khám bác sĩ nếu bị sưng dù không đau ở cổ, nách, háng có đi kèm hoặc không các hiện tượng như sốt dai dặng, ra mồ hôi nhiều hoặc giảm cân không lý do.
Điều trị ung thư hạch bạch huyết có thể phải dùng hóa trị
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh ung thư hạch bạch huyết?
Điều trị ung thư hạch bạch huyết có thể phải dùng hóa trị. Thuốc hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch tay hoặc là dạng viên uống. Mỗi đợt điều trị được tiến hành cách khoảng theo quy định để tiêu diệt tế bào ung thư mà vẫn cho phép cơ thể phục hồi. Các loại thuốc này lưu thông khắp cơ thể để tấn công các tế bào u ng thư ngay cả khi chúng đã lây lan rộng.
Trong các tài liệu giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng có viết, xạ trị là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hạch bạch huyết ở bất cứ vùng nào bức xạ chiếu vào. Khu vực được chiếu xạ có thể chỉ là các hạch bạch huyết hoặc cơ quan bị ảnh hưởng hoặc trong một số trường hợp, bao phủ cả một khu vực lớn bao gồm các hạch bạch huyết ở cổ, ngực và dưới hai nách. Phương pháp này có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với hóa trị liệu. Liệu pháp sinh học sử dụng các sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Nó có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với hóa trị liệu.
Nhiều phát triển mới trong lĩnh vực liệu pháp sinh học đang nổi lên. Kháng thể cho một loại ung thư hạch bạch huyết đã được phát triển và có thể được sử dụng trong trường hợp các phương pháp điều trị thông thường không còn hiệu lực. Điều trị kết hợp hóa trị liều cao đang được nghiên cứu trên một số bệnh nhân. Phương pháp này sử dụng hóa trị với liều cao hơn nhiều so với điều trị hóa trị bình thường để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Tuy nhiên, hoá chất liều cao cũng giết chết tủy xương khỏe mạnh có chức năng sản xuất ra bạch cầu (tế bào chống nhiễm trùng), hồng cầu (tế bào mang oxy), và tiểu cầu (tế bào ngăn ngừa chảy máu). Để giúp bệnh nhân chịu được hoá trị liều cao, tế bào gốc hoặc tủy xương từ bệnh nhân hoặc người hiến được thu thập trước đó. Sau khi bệnh nhân nhận hóa trị, các tế bào gốc hay tủy xương này được truyền lại cho bệnh nhân thông qua ống truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch tay.
Giai đoạn ung thư hạch bạch huyết khi phát hiện và việc ung thư thuộc loại xâm lấn hay phát triển chậm sẽ quyết định phương pháp điều trị.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh ung thư hạch bạch huyết?
Ung thư hạch bạch huyết không có khả năng lây lan và chỉ xuất hiện ở những người đã có vấn đề sức khỏe từ ban đầu. Phương pháp phòng tránh nguy cơ ung thư hạch bạch huyết cho đến nay vẫn chưa được xác định. Tuy vậy thực hiện một chế độ sống lành mạnh, khoa học luôn là cách an toàn và đảm bảo nhất để phòng ngừa nguy cơ ung thư. Nhận biết cơ thể có những biểu hiện về sức khỏe, và u sưng hạch bạch huyết thì nên tìm đến bác sĩ ngay để có thể chuẩn đoán được tình trạng bệnh.