Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư phổi. Hầu hết người chẩn đoán bị ung thư phổi lớn hơn 40 tuổi. Vậy để điều trị căn bệnh này thì hiện nay có những phương pháp nào?
- Cao đẳng Dược Hà Nội cảnh báo sự nguy hiểm khi thiếu vitamin A
- Điều trị thoái hóa võng mạc cùng chuyên gia Cao đẳng Y Dược
- Điều trị chàm sữa ở trẻ bằng cách nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thu phổi
Ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới, phần lớn là người hút thuốc. Nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc từ 15 đến 25 lần. Gần đây, tỉ lệ ung thư phổi ở các bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc đang tăng lên, và một số các trường hợp có liên quan đến các đột biến thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì.. Tuy nhiên, bệnh có thể bắt đầu từ lâu trước khi phát hiện. Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ung thư phổi cũng như những biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình.
Ung thư phổi là bệnh gì?
Ung thư phổi là ung thư khởi phát trong phổi. Các lá phổi nằm nằm trong lồng ngực. Chúng giúp bạn thở. Khi hít thở, không khí đi qua mũi, xuống khí quản, và vào phổi, nơi nó truyền rộng ra qua các ống gọi là phế quản. Ung thư phổi thường xảy ra nhiều nhất ở các tế bào lót các ống này (phế quản).
Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi là do đâu?
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Nó dẫn đến hơn 90% các trường hợp bệnh ung thư phổi. Số năm hút thuốc và số thuốc hút mỗi ngày càng tăng, nguy cơ ung thư càng tăng. Hút thuốc lào, xì gà và cần sa cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Vợ hoặc chồng của người hút thuốc có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn 35% so với vợ hoặc chồng của người không hút thuốc, tỉ lệ nguy cơ con em của những người hút thuốc vẫn chưa được xác định chính xác.
Ngoài ra các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cũng chia sẻ rằng khi tiếp xúc với một số hóa chất nhất định tại nơi làm việc như amiăng, khí than, crom, niken, asen, vinyl chloride, và khí mù tạt cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Người bị ung thư phổi thường có triệu chứng ho và khó thở
Triệu chứng bệnh ung thư phổi là gì?
Hút thuốc lá làm tổn thương phổi ngay cả trong trường hợp không bị ung thư. Các triệu chứng liên quan đến tổn thương phổi là ho và khó thở. Có thể xuất hiện đờm vấy máu ngay cả khi không bị ung thư. Nhiễm trùng phổi cũng thường gặp ở người bị tổn thương phổi. Giãn nở của khoang khí, hay bệnh phế thủng, là một biến chứng đặc biệt phổ biến của việc hút thuốc ở Trung Quốc. Ung thư phổi thường phát triển khi phổi bị tổn thương. Các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư phổi đôi khi không thể phân biệt được với tổn thương phổi do hút thuốc lá. Đôi khi, ung thư phổi có thể được phát hiện tình cờ khi chụp X-quang ngực trong quá trình kiểm tra tổng quát hoặc xét nghiệm trước khi đi làm.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh ung thư phổi?
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư phổi. Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cho bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu. Khu vực ung thư và một phần của vùng phổi bình thường xung quanh được cắt bỏ cùng với các hạch bạch huyết lân cận. Xạ trị sau phẫu thuật có thể là cần thiết nếu nghi ngờ còn sót tế bào ung thư trong mô phổi còn lại và có thể dẫn đến ung thư tái phát sau này, hay tái phát cục bộ. Liệu pháp này cũng được thực hiện nếu các hạch bạch huyết trung thất bị ảnh hưởng bởi khối u. Xạ trị thường diễn ra trong vòng 5-6 tuần.
Nếu không thể phẫu thuật do giai đoạn phát triển của ung thư, hoặc do các điều kiện y tế khác của bệnh nhân, xạ trị có thể được chiếu vào ung thư và các hạch bạch huyết lân cận. Lượng chính xác của bức xạ sử dụng phải được quyết định dựa trên cơ sở từng cá nhân do bác sĩ chuyên khoa ung thư phóng xạ (chuyên gia về xạ trị) đưa ra. Nhiều yếu tố cần được xem xét, chẳng hạn như độ tuổi của người bệnh, tình trạng sức khỏe nói chung, kích thước của phổi bình thường và kích thước của ung thư. Hoặc xạ trị còn được thực hiện khi các hạch bạch huyết trung thất bị ảnh hưởng bởi khối u. Xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị.
Một khi ung thư đã lây lan ra ngoài phổi, hóa trị hoặc các liệu pháp nhắm mục tiêu nhất định có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh. Gần đây hơn, những tiến bộ trong nghiên cứu ung thư đã đem đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về sinh bệnh học và những bất thường di truyền trong ung thư phổi, trong đó có nhiều nghiên cứu phát triển các loại thuốc thử nghiệm mới.
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư phổi
Làm thế nào để phòng tránh bệnh ung thư phổi?
- Không hút thuốc, cai thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc để không bị khói thuốc lá lan truyền sang.
- Chú ý tới môi trường làm việc an toàn.
- Nên ăn những đồ ăn dinh dưỡng, vitamin A, D, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên rất hữu ích trong phòng ngừa ung thư phổi.
- Giảm thiểu khói dầu nhà bếp, ngoài khói thuốc lá, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, một số thành phần có trong dầu thực vật khi ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn nên cố gắng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Đồng thời, luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực để có một cuộc sống vui vẻ và mạnh khỏe nhất.