Tân sinh viên có thể chưa biết đăng ký tín chỉ là gì nhưng đối với những sinh viên năm 2 trở đi khi nói đến việc đăng ký tín chỉ thì có thể nói là ác mộng đối với họ.
- 5 trường Đại học có ký túc xá hiện đại bậc nhất dành cho sinh viên
- Bảng xếp hạng các trường Đại học tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi
- 10 trường Đại học có điểm chuẩn tăng cao nhất năm 2017
Cảnh sinh viên thức trắng đêm ngồi chờ đăng ký tín chỉ
Dưới đây là danh sách những ngôi trường Đại học đăng ký tín chỉ vất vả nhất mà chuyên mục tin tức Y tế giáo dục tổng hợp được.
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đầu tiên phải kể đến trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, một trong những ngôi trường có số lượng sinh viên lớn nhất cả nước và cũng là trường có diện tích lớn nhất cả nước. Trường còn có rất nhiều khoa theo các ngành học khác nhau. Chính vì số lượng sinh viên nhiều như vậy nên việc đăng ký tín chỉ là một điều cực kỳ vất vả.Khoảng 5-6 năm trước khi nhà trường mở hệ thống đăng ký tín chỉ vào lúc 12h đêm nhiều bạn đã phải thức thâu đêm để đăng ký cho mình 1 lịch học ưng ý. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn, nhiều thí sinh đăng ký tới tận sáng mà vẫn chưa đăng ký xong. Các bạn nữ ở ký túc xá C2 – Học Viện Nông Nghiệp còn tranh thủ thức đêm đăng ký tín chỉ nấu cháo ăn cùng nhau khá là vui.
Trường ĐH Thăng Long
Khi được hỏi về vấn đề đăng ký tín chỉ, một bạn sinh viên trường Đại học Thăng Long vẫn còn nhớ như in trong đầu cái cảnh đêm đó thức trắng, vừa ôn thi vừa canh giờ để vào đăng ký lịch học, phải canh me từng tí một nếu không lớp muốn học đầy mất. Nhớ có lần nhấn chọn các môn học xong xuôi hết rồi chỉ cần ấn nút đăng ký nữa thôi mà khi ấn vào trang màn hình lại trắng xóa, sever báo bận lại phải đăng ký lại từ đầu, thật là kinh khủng.Đúng là chỉ cần ”sơ hở” 1 chút là mất lượt đăng kí. Còn một điều trớ trêu hơn khi có nhiều bạn đăng kí nhầm lịch học, biết thì đã hết thời hạn đăng kí hay sửa chữa, xin hủy thì phòng đào tạo không cho, mất tiền, mất thời gian mà chẳng thu được kết quả gì.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) cũng phải thức trắng đêm đăng ký tín chỉ do nghẽn mạng, không ít sinh viên vẫn chưa đăng ký được.. Để nói lên bi kịch về đăng kí tín chỉ, nhiều bạn sinh viên đã “tức cảnh làm thơ”: “Ông tín chỉ” do các bạn sinh viên trong trường chuyển thể từ bài “Ông đồ”: “Mỗi năm mùa đông đến/Lại thấy ông này về/Bày bàn phím với chuột/Sever đông người qua”.
Trường ĐH Xây dựng, Bách khoa và Giao thông Vận tải
Có nhiều trường hợp có những sinh viên không tốt nghiệp chỉ vì ”không đăng kí đầy đủ tín chỉ”. Theo quy định đăng tải trên website của Trường ĐH Xây dựng, Bách khoa và Giao thông Vận tải thì đối với hệ 5 năm, sinh viên phải hoàn thành 152-156 tín chỉ mới được công nhận tốt nghiệp. Còn điều gì đau đầu hơn khi đến năm cuối người khác đi thực tập mình lại mò mẫm để đăng kí học học phần chưa học, thậm chí nhà trường giới hạn số tín chỉ vào năm cuối trong khi số tín chỉ mình thiếu lại vượt giới hạn đó.
Phải canh me từng tý một để đăng ký lịch học ưng ý
Đại học Luật Hà Nội
Lại thêm một “nỗi bức xúc” nữa cho vấn đề đang kí tín chỉ tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Cứ mỗi lần đăng ký thì trang web của nhà trường lại bị quá tải ngay trước giờ mở đăng kí tín chỉ đến 2 tiếng đồng hồ khiến các bạn sinh viên lo lắng và hết sức bực mình. Một bạn sinh viên đại học Luật chia sẻ: “Tôi phát điên, phát rồ khi đăng ký tín chỉ. 12 giờ trưa, trường mở website nhưng mới 10 giờ sáng, website đã bị quá tải. Lúc vào được để đăng kí thì máy báo “có lỗi khi thực hiện, mời bạn đăng kí lại”. Đặc biệt, nhà trường cho 2 ngày để đăng kí nhưng thực tế, “số phận” của bạn chỉ được định đoạt trong vòng 1 tiếng đầu tiên vì nếu đăng kí chậm thì sau đó lớp đã đầy, bạn không được học nữa. Vì vậy, có bạn phải “canh” máy tính đến đêm vì mãi chả đăng kí được môn nào.
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng phải vật lộn với công cuộc đăng ký tín chỉ trên hệ thống của nhà trường. Một thực trạng thường thấy ở các bạn sinh viên đăng ký đó là xảy ra lỗi khi đăng kí tín chỉ online trên website nhà trường như không đăng nhập được; đăng nhập được nhưng không đăng kí được; đăng kí được nhưng hệ thống lại không ghi nhận… Do đó, điều quan trọng nhất là người đăng kí môn học phải “rất kiên trì”. Có thể thấy đăng kí tín chỉ là bài học rõ ràng nhất giúp các bạn sinh viên luyện “thần kinh thép”, sự bình tĩnh, kiên trì không từ bỏ. Đây là điều cũng dễ hiểu bởi nếu từ bỏ thì chẳng khác nào chấp nhận học thêm một năm, trễ thời hạn ra trường – điều chẳng một sinh viên nào dám đánh đổi.
Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Tại Đại học Công Nghiệp Hà Nội tình trạng đăng kí tín chỉ cũng “bi thảm” như các trường ở trên. Thêm một “bi kịch” nữa tại ngôi trường này đó là sinh viên phải nhờ vả cả bạn bè, huy động gia đình, người quen để đăng kí tín chỉ giúp mình khi thời gian mở đăng kí tín chỉ lại trùng với lịch làm thêm hay việc quan trọng khác. Bởi dù thời hạn đăng kí tín chỉ dành cho sinh viên ít nhất là 2 ngày nhưng thực tế thì các lớp đều ở tình trạng “Full” chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút. Còn chưa kể khi đã đăng kí giúp được rồi đến khi bạn mình nhả chỗ trống ra cho mình vào thì có đứa khác dành mất. Do đó, để chắc ăn nhiều bạn phải chọn những “giờ thiêng” như 1-3 giờ sáng để ít có sinh viên vào trang web, tránh bị cướp mất.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Hà Nội