Nhiều tranh cãi xung quanh đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2019 Bàn luận về đề thi ngữ văn, nhiều giáo viên cho rằng đề thi quá an toàn và cũng không ít người cho rằng việc đưa tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vào đề thi chưa hợp lý. Full đáp án 24 mã đề thi Giáo dục công dân kỳ thi THPT ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Nhiều tranh cãi xung quanh đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2019

Nhiều tranh cãi xung quanh đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2019

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bàn luận về đề thi ngữ văn, nhiều giáo viên cho rằng đề thi quá an toàn và cũng không ít người cho rằng việc đưa tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vào đề thi chưa hợp lý.

Nhiều người cho rằng đưa tác phẩm " Ai đã đặt tên cho dòng sông?" vào là không hợp lý

Nhiều người cho rằng đưa tác phẩm ” Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vào là không hợp lý

Kết thúc bài thi môn Ngữ văn, nhiều sĩ tử cho biết không tự tin với bài làm vì phần đọc hiểu “đọc không hiểu gì”, trong khi câu 5 điểm đề cập tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – một trong “2 con sông” mà học trò sợ nhất.

Đề thi ngữ văn có nên vào tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

Cao đẳng Y Dược cập nhật thông tin từ độc giả Trần Triều cho rằng việc đưa tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vào đề thi Văn THPT quốc gia 2019 là không phù hợp. Tác phẩm tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhiều chi tiết phóng tác, phi logic. Đây là tác phẩm có chiếc vỏ lấp lánh, lung linh nhưng rất mơ hồ, không có nội dung ý nghĩa thực sự.

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thuộc những tác phẩm “bàng bạc gì đó, hình như là gì đó, tưởng chừng như thế đó, có thể là cái gì đấy”.

Tác giả tập hợp thật nhiều mỹ từ, lấp lánh, kiêu sa nhưng ý nghĩa lại không nhiều. Do đó, việc đưa tác phẩm này vào đề thi THPT quốc gia, theo anh Trần Triều, là không nên.

“Chúng ta không nên bắt học sinh học và thi những tác phẩm như vậy, tội cho các em lắm. Học sinh cần được học những tác phẩm có văn phong hiện đại, nội dung rõ ràng. Thử hỏi, một người trưởng thành đọc ‘Ai đã đặt tên cho dòng sông?’ cũng chỉ thấy được bàng bạc gì đó, hình như có ý nghĩa gì đó thì học sinh 18 tuổi biết làm bài thi thế nào?”, anh Trần Triều bình luận.

Độc giả này cho rằng nếu đưa vào đề thi theo cách “Anh/chị hãy phân tích những điểm chưa đạt của tác phẩm ‘Ai đã đặt tên cho dòng sông?'” mới là đề hay.

Tương tự, thí sinh Nguyễn Thương (TP.HCM) nói: “Em đã mong chờ một đề thi sát với đề minh họa, khơi gợi được những cách đánh giá sâu sắc và phát hiện của học sinh. Mong câu nghị luận văn học có điều gì mới mẻ, độc đáo, có nhiều đất cho học sinh viết. Nhưng rồi lại phải chờ mong tiếp”.

Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cũng bày tỏ sự thất vọng với đề Ngữ văn năm nay.

“Nhiều học sinh, phụ huynh và xã hội kỳ vọng một đề thi mới mẻ hơn, yêu cầu học sinh thể hiện quan điểm ‘đồng tình hay không’ thay vì hỏi các biện pháp tu từ. Đề thi năm nay lại quá an toàn cho thí sinh trên cả nước, ở thành thị cũng như vùng sâu, xa”, thầy Đức Anh nói.

Cô Vũ Thị Kim Hồng, giáo viên Ngữ văn, trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ), cũng cho rằng với học sinh, “Ai đặt tên cho dòng sông?” là một bài khó. “Đề thi yêu cầu có sáng tạo thì thực sự hơi khó, vì đây là kỳ thi chung cho học sinh cả nước xét tốt nghiệp THPT. Bài này gây khó cho học sinh vì ít ý”, cô Hồng nhận xét.

Ngược lại, thầy Vũ Nam Thái, giáo viên trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), lại cho rằng “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng vào đề thi.

Theo thầy Thái, về cơ bản, nội dung đề ra thuộc kiến thức trọng tâm của lớp 12. Tuy nhiên, thể loại bút ký luôn đặt ra cho học sinh những thách thức không nhỏ trong việc tiếp cận và làm chủ văn bản.

Văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung viết về Huế không ít. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” cho thấy một góc nhìn bao quát của Hoàng Phủ Ngọc Tường về mảnh đất mà ông gắn bó, thấu hiểu.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi