Nguyên nào gây nên tình trạng tiểu tiện không tự chủ? Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách không kiểm soát, gây không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những người từng mang thai nhiều lần. Bệnh viêm bờ mi ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Nguyên nào gây nên tình trạng tiểu tiện không tự chủ?

Nguyên nào gây nên tình trạng tiểu tiện không tự chủ?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách không kiểm soát, gây không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những người từng mang thai nhiều lần.

Tiểu không tự chủ hay tiểu không kiểm soát, són tiểu

Tiểu không tự chủ hay tiểu không kiểm soát, són tiểu

Tiểu không tự chủ là bệnh gì?

Tiểu không tự chủ (hay tiểu không kiểm soát, són tiểu) có thể hiểu đơn giản là sự rò rỉ nước tiểu. Tình trạng rò rỉ này có thể diễn ra từ vài giọt nước tiểu đến lúc bàng quang hoàn toàn rỗng.

Những triệu chứng đi kèm tiểu không tự chủ

Thông thường, hiện tượng tiểu không tự chủ thường đi kèm các triệu chứng sau đây:

  • Thường có cảm giác buồn tiểu khó kiềm chế được.
  • Đi tiểu tần suất nhiều hơn so với bình thường.
  • Tiểu đêm: Ban đêm thường phải thức dậy giữa giấc ngủ để đi tiểu.
  • Đau rát khi đi tiểu.
  • Rò rỉ nước tiểu trong khi ngủ.

Nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ

Theo Điều dưỡng Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết một số nguyên nhân sau đây có khả năng gây ra tiểu không tự chủ, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đôi khi gây ra són tiểu và được điều trị bằng kháng sinh.
  • Thuốc lợi tiểu, cafein hoặc rượu bia: Tình trạng không kiểm soát được nước tiểu có thể là tác dụng phụ của các chất kích thích cơ thể tiết ra nhiều nước tiểu.
  • Rối loạn ở vùng cơ sàn chậu: Sự suy yếu của các cơ và mô ở vùng sàn chậu (thường do mang thai nhiều lần) là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu tiểu không tự chủ và sa trệ vùng chậu.
  • Táo bón mãn tính, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
  • Các vấn đề về thần kinh và cơ bắp: Khi tín hiệu thần kinh từ não truyền đến bàng quang và niệu đạo bị cản trở, các cơ tại vùng này trở nên mất kiểm soát, khiến cho nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.
  • Các vấn đề về giải phẫu học: Lối thông ra từ bàng quang vào niệu đạo có thể bị tắc nghẽn do sự xuất hiện của sỏi trong bàng quang hoặc khối u bất thường.

Rượu và cà phê là những nguyên nhân gây són tiểu

Rượu và cà phê là những nguyên nhân gây són tiểu

Những phương pháp điều trị bệnh tiểu không tự chủ

4.1. Thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu:

Giảm cân: Ở phụ nữ thừa cân, nếu giảm đi một lượng cân nặng ngay cả rất nhỏ (dưới 10% tổng trọng lượng cơ thể) cũng có khả năng làm giảm rò rỉ nước tiểu.

Hạn chế nạp thêm nước: Nếu bị són tiểu vào sáng sớm hoặc ban đêm, người bệnh nên hạn chế uống nước vài giờ trước khi đi ngủ. Không nên nạp vào cơ thể quá 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế rượu, caffeine và các chất kích thích khác.

Tập luyện cơ bàng quang: Mục tiêu của việc tập luyện cơ bàng quang là giúp kiểm soát việc đi tiểu và tăng khoảng thời gian giữa hai lần đi tiểu liên tiếp lên mức thời gian bình thường (mỗi 3 – 4 giờ trong ngày và mỗi 4 – 8 giờ vào ban đêm).

4.2. Tập thể dục và vật lý trị liệu

Bài tập Kegel có tác dụng tăng cường cơ bắp vùng chậu. Những bài tập như vậy rất hữu ích đối với tất cả triệu chứng của tiểu không tự chủ. Biofeedback (Phản hồi sinh học) là một kỹ thuật giúp bệnh nhân xác định vị trí các cơ một cách chính xác. Trong một loại phản hồi sinh học, các cảm biến được đặt bên trong hoặc bên ngoài âm đạo để đo lực co bóp ở cơ xương chậu. Khi tác động lực đến đúng cơ, bệnh nhân sẽ thấy số đo trên màn hình.

4.3. Thuốc điều trị són tiểu

Nhiều loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng són tiểu cấp kỳ và hạn chế tình trạng bàng quang hoạt động quá mức:

Thuốc kiểm soát sự co thắt cơ hoặc co thắt bàng quang: Cơ chế kiểm soát của các thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ, làm giảm triệu chứng khẩn cấp và giảm tần suất xảy ra.

Mirabegron: Là một loại thuốc giúp giãn cơ bàng quang và cho phép cơ quan này lưu trữ lượng nước tiểu nhiều hơn.

Tiêm một loại hoạt chất có tên là onabotulinumtoxinA vào cơ bàng quang: Giúp ngăn chặn các cơn co thắt cơ bàng quang dẫn đến rò rỉ nước tiểu không mong muốn. Tác dụng của thuốc kéo dài trong khoảng 3 – 9 tháng.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi