Nguy hiểm: Hơn 10.700 ca mắc tay chân miệng từ đầu năm 2020 đến nay Từ đầu năm 2020 đến nay, theo thống kê mới nhất cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Điều này chứng tỏ mức độ nguy hiểm của bệnh. Hot: Nam phi công người Anh dần khỏe lại và sẽ về nước vào ngày 12/7 tới Công ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Nguy hiểm: Hơn 10.700 ca mắc tay chân miệng từ đầu năm 2020 đến nay

Nguy hiểm: Hơn 10.700 ca mắc tay chân miệng từ đầu năm 2020 đến nay

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Từ đầu năm 2020 đến nay, theo thống kê mới nhất cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Điều này chứng tỏ mức độ nguy hiểm của bệnh.

Ảnh minh họa

Theo trang tin tức y tế của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật thì số lượng trẻ mắc tay chân miệng ngày càng gia tăng nhanh hơn. Vậy bệnh này nguy hiểm ra sao?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang lây lan với tốc độ cao

Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.

Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc gia tăng trong các tuần gần đây như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh.

Bệnh tay chân miệng là gì, nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm, lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên những trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng thường gặp nhất, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Vì vi rút đường ruột gây ra nên nguồn lây chính là từ nước bọt, phân, phỏng nước của trẻ bị nhiễm bệnh dễ lây lan thành dịch. Nguyên nhân chính gây bệnh là Enterovirus 71(EV71) và Coxsackievirus A16.

Bệnh có biểu hiện chính là da bị tổn thương, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng. Bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng có thể mắc đi mắc lại bởi bệnh này không có miễn dịch vĩnh viễn. Thêm vào đó, bệnh cũng bị gây nên bởi nhiều tác nhân khác nhau nên người đã mắc bệnh rồi vẫn có thể bị mắc lại. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, phổi bị phù dẫn đến nguy cơ tử vong.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên bị đau họng, sốt. Sau giai đoạn khởi phát, bệnh xuất hiện dấu hiệu đau trong miệng, có đốm đỏ và sau đó trở thành viêm loét, có thể bị viêm loét ở trên lưỡi.

Da bị phát ban. Một số trường hợp bệnh nhân tay chân miệng không có bất cứ biểu hiện bệnh nào hoặc có một số trường hợp chỉ xuất hiện phát ban, loét miệng.

Xuất hiện vết bỏng nước, thường có kích thước từ 2-10mm, hình bầu dục, màu xám, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, có thể có bóng nước trong miệng và khi bóng nước này vỡ ra khiến cho trẻ bị đau do vết loét trong miệng dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn, bỏ ăn. Sau khoảng từ 5-7 ngày, bóng nước sẽ xẹp đi và tự khỏi, trẻ có thể bị nôn ói, tiêu chảy sau khi bóng nước nổi hoặc sau khi bóng nước xẹp.

Nguồn Cao đẳng Y Dược tổng hợp từ Báo giadinhvietnam.com

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi