Nhiều năm qua, điểm tuyển sinh ngành công an luôn ở top đầu và được rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy đâu là những lý do khiến ngành luôn hút thí sinh đến như vậy?
- 20 Trường ĐH sử dụng bài thi năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM để xét tuyển
- Trả lời của Bộ GD&ĐT về quy định thí sinh cao từ 1,5 m mới được thi sư phạm
- Năm 2019 thí sinh nữ có thể thi vào những trường công an quân đội nào?
Ngành công an luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều thí sinh
Đối với ngành công an, thậm chí có năm, thí sinh dù đạt 30 điểm vẫn trượt đại học ngành công an như thường. Tỷ lệ chọi cao, cạnh tranh khốc liệt, vậy tại sao các thí sinh vẫn đổ xô vào để có được một suất trúng tuyển vào các trường này.
Chúng tôi đã tìm đến các sinh viên đang học tập tại các trường công an nhân dân, học sinh đang ước ao trở thành sinh viên của những ngôi trường danh giá này và những người đã ra nhập lực lượng công an để tìm lời giải khách quan nhất.
Là vì đam mê
Nói về lý do từng lựa chọn đại học ngành công an, Trung úy Nguyễn A.D – cựu sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân – hiện đang công tác tại một Đội Cảnh sát Kinh tế chia sẻ: “Lí do tôi chọn ngành công an có rất nhiều nhưng nguyên nhân đầu tiên là vì đam mê.
Hàng ngày, tôi thấy bố khoác trên mình bộ quân phục, cùng các đồng nghiệp bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân. Nó thôi thúc tôi có ước mơ trở thành một chiến sĩ công an tốt.
Đặc biệt, mỗi ngày đọc các tin tức về tình hình tội phạm, được chứng kiến một số vụ việc khiến tôi càng thấy bản thân cần có trách nhiệm bảo vệ lẽ phải, giữ gìn an ninh trật tự vì bình yên cuộc sống của nhân dân”.
Chính truyền thống gia đình đã tiếp lửa cho đam mê để anh phấn đấu học tập, rèn luyện, đạt bằng giỏi và lên quân hàm sớm một năm.
Truyền thống gia đình
Không cần suy nghĩ nhiều khi được hỏi về lý do chọn trường Học viện Cảnh sát Nhân dân, một bạn nam học viên năm 2 chuyên ngành Trinh sát trả lời rất nhanh:
“Tôi có lựa chọn trên vì truyền thống gia đình. Vào học một trường đại học ngành công an là điều gia đình tôi đã xác định ngay từ khi tôi còn học Trung học phổ thông.
Cha mẹ tôi đã định hướng con đường đó ngay từ khi tôi còn đi học. Môi trường đào tạo của các trường công an, cảnh sát rất nghiêm ngặt. Nó đòi hỏi sự rèn luyện liên tục, xuyên suốt trong 4 năm đại học nên bố mẹ tôi có sự yên tâm nhất định khi hướng tôi tiếp nối công việc của họ”.
Học ngành công an không phải lo về vấn đề việc làm sau khi ra trường
Chỗ đứng của nghề trong xã hội
Sinh viên H.G.L – đang học năm 2 hệ dân sự Cảnh sát trường Học viện Cảnh sát nhân dân đã rất thành thật khi chia sẻ về lựa chọn ngành công an để theo học.
“Được mặc bộ cảnh phục mỗi ngày, đó thực sự là một niềm hãnh diện. Nhiều người hỏi tại sao tôi lại theo học hệ dân sự trong trường dù phải tự túc ăn ở, học phí, ra trường phải tự đi xin việc. Nhưng tôi chấp nhận bởi dẫu không có ưu đãi nhưng tôi học tập ở trường, có nhiều cơ hội để tiếp xúc với môi trường đào tạo của ngành.
Cơ hội xin việc tại công an các đơn vị, địa phương vẫn còn rất nhiều.
Đặc biệt, các cán bộ chiến sỹ công tác trong lực lượng công an đều có sự yêu mến, tin tưởng, thiện cảm rất lớn của người dân. Đây là nghề nghiệp nhận được nhiều sự tôn trọng của xã hội.
Không lo thất nghiệp
Không có truyền thống gia đình nhưng N.H vẫn miệt mài thi đến năm thứ 3 để nhất quyết đỗ vào các trường đào tạo công an, cảnh sát mới thôi. Hiện, N.H. đang gấp rút ôn luyện cho kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019.
N.H. cho biết: “Thi vào trường công an nhân dân thực sự rất khó đỗ. Điểm chuẩn tuyển sinh của các trường đều rất cao.
Giải thích cho việc tiếp tục thi lại, N.H. cho biết: “Học trường này ra, tương lai sẽ rộng mở hơn.
Học xong là có việc làm ngay, không mất một đồng xin xỏ. Công việc cũng không cần quá bon chen như các lĩnh vực khác. Ngoài ra, 4 năm học đại học, người học cũng không phải nộp học phí. Điều đó khiến cho nhiều gia đình nông thôn nhất nhất mong muốn con em mình vào học ở các trường công an nhân dân dù trải qua cuộc tuyển chọn “trầy da tróc vảy”.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược sưu tầm