Năm 2020 người dân có tiền cũng không được tự ý mua thuốc Theo Quyết định của Bộ Y tế: 100% Dược sĩ nhà thuốc, quầy thuốc muốn bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc, nghĩa là người dân có tiền cũng không tự ý được mua.   Trong xã hội này còn nghề nào khổ hơn nghề Y? Học phí Đại học Dược Hà Nội “tăng dần ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Năm 2020 người dân có tiền cũng không được tự ý mua thuốc

Năm 2020 người dân có tiền cũng không được tự ý mua thuốc

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo Quyết định của Bộ Y tế: 100% Dược sĩ nhà thuốc, quầy thuốc muốn bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc, nghĩa là người dân có tiền cũng không tự ý được mua.  

Năm 2020 Người dân sẽ không được tự ý mua thuốc kháng sinh

Năm 2020 Người dân sẽ không được tự ý mua thuốc kháng sinh

Theo Quyết định 4041/QĐ-BYT vừa được ban hành, mục tiêu của ngành Y tế đến năm 2020 sẽ là 100% quầy thuốc, nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải kê đơn. Xét về mặt thực tiễn, điều này có nghĩa người dân có tiền cũng không được tự ý mua thuốc kháng sinh, tuy nhiên nếu mục tiêu này đạt được, đồng nghĩa với việc người dân sẽ được sử dụng thuốc an toàn hơn

Vấn đề tự ý mua kháng thuốc kháng sinh và hậu quả

Theo các thống kê mà tin tức Y tế Giáo dục cập nhất được, Việt Nam là nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất trên thế giới. Điều đó có nghĩa là gì? Là dùng không đúng thuốc khiến bệnh tật khó chữa hơn, là phải uống nhiều thuốc hơn mới khỏi được bệnh, là dùng thuốc kháng sinh nhưng lại gây ra biến chứng và tác dụng phụ mà một trong những tác hại dễ gặp nhất là đau dạ dày, thậm chí nhiều trường hợp kháng thuốc dẫn đến tử vong.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh đó là do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tối đa hóa doanh thu và người dân có thói quen tự ý mua thuốc, không khám bệnh để tránh mất thời gian, tốn kém…Do đó dẫn đến việc khó kiểm soát việc kê đơn hoặc đơn thuốc người dân dùng thế nào.

Với nhiều hậu quả nặng nề như vậy, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã siết chặt quản lý việc kê đơn thuốc kháng sinh, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh “Đến năm 2020, Việt Nam phải đạt 100% nhà thuốc, quầy thuốc muốn bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc”. (Đề được Bộ Y tế phê duyệt trong tháng 9/2017)

Bộ Y tế kiểm soát chặt việc kê đơn thuốc

Hiện nay nhà nước ta  tuy đã có những chế tài để xử lý việc bán thuốc không kê đơn nhưng việc chấp hành từ các cơ sở vẫn chưa nghiêm, công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế do số lượng nhà thuốc quá lớn.

Trước câu hỏi: “Bộ Y tế kiểm soát việc kê đơn tại các bệnh viện và kê đơn ngoại trú như thế nào?”, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết: Hội đồng thuốc điều trị hàng tuần sẽ xem xét bệnh án, đơn thuốc của các thầy thuốc xem có đúng hay không. Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng thường xuyên kiểm tra việc nhiễm khuẩn để đảm bảo yếu tố vệ sinh và vô trùng trong môi trường xét nghiệm để đảm bảo kết quả đúng nhất để kê đơn thuốc một cách chính xác và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các quầy thuốc, nhà thuốc sẽ phải thực hiện quản lý mua bán, sử dụng thuốc bằng máy tính, để bảo đảm người tiêu dùng được sử dụng thuốc có chất lượng, không quá hạn, công khai minh bạch về giá cả.”

Về phía Tiến sĩ Y Dược Nông Thị Tiến đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực Y học, Dược bổ sung thêm: “Để đảm bảo sự an toàn cho người dân phải xuất phát từ hai phía. Ngoài các cơ sở phải tuân theho quy định bán thuốc kê đơn thì đồng thời người tiêu dùng cũng cần nâng cao kiến thức về Dược học để trở thành người tiêu dùng thông minh. Học Cao đẳng Dược cũng là một sự lựa chọn để tìm kiếm cơ hội việc làm đồng thời trở thành Dược sĩ của chính đời mình”.

Người tiêu dùng hãy là Dược sĩ của chính đời mình

Người ta thường nói: “Cầu trời chi bằng cầu mình”, vì vậy mỗi người trong chúng ta đừng trông chờ vào bất cứ ai, hãy tự trang bị những kiến thức về Y Dược để bảo vệ chính mình và những người thân trong gia đình.

Chính vì vậy, hiện nay không chỉ có những bạn trẻ đi học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược để tìm kiếm cơ hội việc làm mà những người đã có gia đình, đã có công việc ổn định vẫn đổ xô đi học Văn bằng 2 ngành Dược để có kiến thức về Y Dược, biết cách dùng thuốc căn bản và tự cứu mình trong những trường hợp khẩn cấp. Hiện nay các Trường Cao đẳng Y Dược đang tuyển sinh ngành Dược khá nhiều, chính vì vậy hãy lựa chọn cho mình Địa chỉ đào tạo văn bằng 2 Cao đẳng Dược uy tín chất lượng nếu có nhu cầu muốn theo học nhé.

Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Thông tư 05/2016/TT-BYT về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú có những quy định cụ thể như sau:

Điều 3. Quy định đối với người kê đơn thuốc

  1. Bác sỹ.
  2. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:
  3. Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tẽ xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã);
  4. b) Phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương.
  5. Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.
  6. Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

Điều 4. Nguyên tắc kê đơn thuốc

  1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
  2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
  3. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
  4. Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  5. Không được kê vào đơn thuốc:
  6. Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
  7. b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
  8. c) Thực phẩm chức năng;
  9. d) Mỹ phẩm

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi