Muốn nâng cao Y Đức, tinh thần phục vụ của Điều Dưỡng viên thì phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng để phát triển nguồn nhân lực y tế. Vậy giải đáp bài toán thu nhập Điều dưỡng viên như thế nào?
Một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như lương tâm của Điều Dưỡng Viên, Bác sĩ, ý thức của bệnh nhân… nhưng trong bối cảnh ngành Y tế nước ta hiện nay, yếu thu nhập của cán bộ Y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng khi đồng lương cao thì chất lượng phục vụ cũng sẽ cao hơn. Thế nhưng, để giải bài toán lương của nhân viên Y tế, thì không chỉ phải bắt bệnh nhân phải è cổ ra đóng viện phí.
Vì sao người dân nên mua Bảo hiểm y tế
Ở nước ta, việc để giảm đóng viện phí cho người bệnh thì người dân nên hiểu đúng chủ trương mua bảo hiểm Y tế của Nhà nước. Vì thế, việc mua thẻ bảo hiểm y tế toàn dân là điều nên làm mà không cần bàn cãi. Cứ tính toán thiệt hơn một số tiền nhỏ, nếu chẳng may gặp phải sự cố thì người bệnh sẽ phải chi trả gấp nhiều lần nếu đến bệnh viện mà không có bảo hiểm y tế.
Thông thường người bệnh khi phải nhập viện, chi phí điều trị mỗi trường hợp trung bình 4-5 triệu đồng, trường hợp bệnh nặng, điều trị dài ngày thì còn tốn kém hơn nhiều. Nếu không có bảo hiểm y tế, người bệnh sẽ phải đóng 100% chi phí khám chữa bệnh. Về lâu dài, khi có bệnh thì số tiền chi phí cho điều trị sẽ cao gấp nhiều lần số tiền đóng bảo hiểm. Tới đây, khi Bộ Y tế tính đúng, tính đủ viện phí, thì giá dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ tăng, mà nếu không có bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả cao hơn nữa.
Chính sách tăng thu nhập cho cán bộ Y tế
Thiết nghĩ, để tăng lương cho Y sĩ đa khoa, Điều dưỡng, Bác sĩ, Nhà nước có thể thực hiện một số giải pháp khác. Chẳng hạn, đánh thuế cao những loại hàng hóa có hại cho sức khỏe như thức ăn gây béo phì, thuốc lá, rượu bia, nước giải khát có gas chứa nhiều đường… Tiền thuế thu được có thể giúp cải thiện đồng lương cho những người làm việc trong Ngành Y. Giải quyết được đồng lương thì sẽ giảm được nạn Bác sĩ kê toa ăn hoa hồng hay vừa cấp thuốc vừa chẩn bệnh.
Chống tiêu cực trong Đấu thầu Dược phẩm?
Có nhiều loại bệnh mà bệnh nhân phải dùng thuốc cả đời, tuy nhiên, vì giá thuốc quá cao mà bệnh nhân bỏ nửa chừng khiến bệnh này sinh ra bệnh khác, thêm gánh nặng cho ngành y tế.
Để tránh tình trạng bỏ ngang thuốc vì chi phí quá cao, nhà nước cần có những sách lược đúng đắn. Không nên nhập ào ạt những loại thuốc ngoại đắt tiền trong khi ngành dược trong nước có thể tự tin bào chế. Việc đấu thầu, đưa thuốc vào bệnh viện phải minh bạch, công khai.
Đấu thầu thuốc và những tiêu cực bạn chưa biết?
Một điều vô cùng quan trọng khi dùng Dược phẩm thì Dược sĩ phải có trách nhiệm hướng dẫn người sử dụng phải nắm đủ thông tin về thuốc. Muốn vậy, hệ thống y tế của ta cần phải rạch ròi. Bác sĩ chỉ nên kê toa chứ không nên cấp thuốc còn Dược sĩ chỉ nên cấp thuốc theo toa chứ không nên tự cấp. Quy định này đã có trong luật nhưng vì quản lý chưa nghiêm nên tiêu cực cứ tái diễn và bệnh nhân là người ôm hận.