Luật Dược mới thống nhất tốt nghiệp Đại học Dược gọi là Dược sĩ Đại học Luật Dược sửa đổi bổ sung hiệu lực từ 01/01/2017 thống nhất quy định về cách gọi tên cho những người có bằng Đại học Dược là Dược sĩ. Không có sự phân biệt Cử nhân Đại học ngành Dược và Dược sĩ Đại học. Những điều Y đức mà người Điều dưỡng phải nhớ ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Luật Dược mới thống nhất tốt nghiệp Đại học Dược gọi là Dược sĩ Đại học

Luật Dược mới thống nhất tốt nghiệp Đại học Dược gọi là Dược sĩ Đại học

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 đánh giá, trung bình: 4,33 trong tổng số 5)
Loading...

Luật Dược sửa đổi bổ sung hiệu lực từ 01/01/2017 thống nhất quy định về cách gọi tên cho những người có bằng Đại học Dược là Dược sĩ. Không có sự phân biệt Cử nhân Đại học ngành Dược và Dược sĩ Đại học.

luat-duoc-sua-doi-2016

Luật Dược năm 2016

Các thông tin mới nhất về Luật Dược sửa đổi dưới đây bao gồm các Điều kiện cấp chứng chỉ hành Nghề Dược và Luật về Quản lý chứng chỉ hành nghề Dược. Đây là các thông tin quan trọng,  đặc biệt sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội năm tốt nghiệp năm nay cần phải hiểu rõ và làm đúng với các điều luật dưới đây.

Điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành Nghề Dược

1. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc, hình thức kinh doanh dược bao gồm:

  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là “Bằng dược sỹ”);
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành y, trung cấp ngành y;
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
  • Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
  •  Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

dieu-kien-cap-chung-chi-hanh-nghe-duoc

Điều kiện cấp chứng chỉ hành Nghề Dược

2. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trường đào tạo chuyên ngành dược; viện nghiên cứu dược, viện và trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định thuốc; cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở dược), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

  • Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 9 Điều 28 của Luật này không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;
  • Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;
  • Đối với người có văn bằng quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

4. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của tòa án; đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.5. Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều này.

nha-thuoc-dat-chuan-gpp-1

Kinh doanh nhà Thuốc

Luật về Quản lý Chứng chỉ hành Nghề Dược

  • Mỗi cá nhân chỉ được cấp một chứng chỉ hành nghề dược. Trên chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có chứng chỉ hành nghề đáp ứng điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định về thời hạn và có giá trị trong phạm vi cả nước.
  • Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định. Cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành Nghề Dược.
  • Như bản Dự thảo trước thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của Nhà thuốc phải có thời gian thực hành là 02 năm tại cơ sở dược phù hợp.

Cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược

  • Điểm b khoản 2: Cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc phải là cơ sở có đăng ký kinh doanh, có điều kiện bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc, có người chịu trách nhiệm chuyên môn có văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược trở lên và chỉ được bán thuốc thuộc Danh mục thuốc được bán tại kệ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
  • Như vậy thì các siêu thị cũng sẽ được phép bán một vài loại thuốc thông thường.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi