Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) vừa hướng dẫn các trường Đại học (ĐH) và Cao đẳng (CĐ) khu vực phía Nam lọc thí sinh ảo bằng phần mềm.
- Kỳ thi THPT Quốc gia 2017: Những lưu ý cần biết về phòng thi và số báo danh
- Cơ hội trúng tuyển Đại học thu hẹp với thí sinh có hạnh kiểm trung bình
- Tại sao ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn hình thức xét tuyển học bạ?
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng nhiều trường Đại học, Cao đẳng khác đã được Bộ GD-ĐT đã lên kế hoạch tập huấn sử dụng phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 cho đại diện của hơn 170 trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam (từ Quảng Bình trở vào) trong 2 ngày 12 và 13/6 tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Lọc thí sinh ảo, công bố ngưỡng đầu vào ĐH – CĐ trước 15/7
Dùng bộ dữ liệu chung, lọc thí sinh ảo 3 lần
Theo PGS-TS Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết trong kỳ thi tuyển sinh năm 2017, bộ GD-ĐT sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu chung nên trường ĐH-CĐ nào không nắm kỹ quy trình và lịch xét tuyển sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống chung.
Tại khóa tập huấn này, các đại biểu của các trường ĐH-CĐ khu vực phía Nam được hướng dẫn chi tiết cách xuất dữ liệu dùng cho phần mềm tuyển sinh, các bước nhập dữ liệu, điều chỉnh thông số đầu vào, cách nhập kết quả sơ tuyển.
Ngoài ra, việc nhập điểm năng khiếu, nhập thông tin thí sinh được tuyển thẳng, cách thức lọc ảo, xuất dữ liệu sau khi lọc ảo, cũng như cách xuất kết quả trúng tuyển dự kiến gửi lên Bộ GD-ĐT để Bộ tiến hành lọc lần cuối để làm thủ tục nhập học cho thí sinh. Quá trình lọc ảo sẽ thực hiện 3 lần sau khi các trường nhập các dữ liệu về Bộ GD-ĐT.
Trong buổi tập huấn, bộ GD-ĐT đã hướng dẫn đại biểu của các trường chạy trên dữ liệu thật (số nguyện vọng thí sinh đăng ký vào trường) với tổng cộng 660.000 nguyện vọng và điểm số là kết quả giả định. Theo ông Tuấn, Bộ GD-ĐT đã thành lập 2 nhóm lọc thí sinh ảo, trong đó nhóm trường phía Bắc có 52 trường và nhóm trường phía Nam có 72 trường.
Phần mềm chưa ổn định
Tuy nhiên, đại biểu của một số trường cho biết phần mềm vẫn chưa hoạt động ổn định. Sau khi tập huấn và chạy lọc ảo ở nhóm phía Bắc thì kết quả vượt chỉ tiêu lên đến hơn 200%.
Hiệu Trưởng Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã phải cất công vào TP.HCM để liên hệ với phía bên báo Sài Gòn giải phóng, cùng đại diện trường ĐH Kinh tế TPHCM và trường ĐH Công nghệ TPHCM cho biết trong quá trình sử dụng, phần mềm liên tục bị “đứng”, không thể chạy dữ liệu được. Đại diện của Viettel, đơn vị phát triển phần mềm, cho biết: “Do bên Viettel mới tập trung chạy thử để thông phần mềm nên chưa tập trung chạy nhanh. Có gì để bên Viettel lưu ý với các trường và chắc chắn sắp tới phần mềm sẽ chạy mạnh hơn”.
Trong khi đó, đại diện của trường ĐH Đà Lạt và CĐ Sư phạm Đà Lạt nêu vấn đề trường muốn chỉ tuyển sinh các thí sinh có hộ khẩu thuộc tỉnh Lâm Đồng và phần điểm sàn cho thí sinh khu vực “3 Tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ).
Bộ GD-ĐT và Viettel thừa nhận phần mềm còn hạn chế và đề nghị các trường hỗ trợ bằng cách làm thủ công: “Đúng là phần mềm xét tuyển chung chưa có nội dung này, chúng tôi sẽ nghiên cứu vào năm sau. Do đó, nhờ các thầy xử lý bằng thủ công”.
Phần mềm chưa ổn định – Kiểm soát thí sinh bằng mã vạch
Kiểm soát thí sinh bằng mã vạch
Trong tình hình tin tức giáo dục hiện nay, việc liên quan tới xét tuyển đã khiến ông Tuấn phải yêu cầu các trường ĐH-CĐ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có) trước ngày 15/7 để thí sinh dựa vào đó làm căn cứ điều chỉnh nguyện vọng.
Bộ GD-ĐT cho biết các thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng của mình bằng 1 trong 2 hình thức: điều chỉnh online hoặc ghi phiếu. Hình thức trực tuyến, thí sinh chỉ điều chỉnh nguyện vọng và không được tăng thêm số nguyện vọng. Còn hình thức nộp trực tiếp tại trường, thí sinh được tăng thêm nguyện vọng và phải đóng lệ phí 30.000 đồng/ nguyện vọng.
Sau khi kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng (từ ngày 15 đến 23/5, điều chỉnh trên phiếu kéo dài đến hết ngày 25/7), các trường sẽ lập danh sách thí sinh có khả năng trúng tuyển, sau đó chuyển về Bộ GDĐT để tham gia quy trình lọc ảo 3 lần. Sau mỗi lần lọc ảo, các trường có thể điều chỉnh điểm chuẩn và sau 3 lần lọc ảo sẽ ra kết quả chính thức. Các trường công bố kết quả chính thức vào ngày 1/8.
Mỗi thí sinh sẽ có 1 phiếu kết quả thi, trên đó có mã vạch. Khi thí sinh trúng tuyển ở một trường ĐH và làm thủ tục nhập học thì không thể xét tuyển ở trường khác.