Quý I-2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Ngay từ hôm nay, học sinh phổ thông hãy đảm bảo cho mình một định hướng rõ ràng, hoạch định đúng đắn cho tương lai.
- Tại sao ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn hình thức xét tuyển học bạ?
- Cơ hội trúng tuyển Đại học thu hẹp với thí sinh có hạnh kiểm trung bình
- Chọn ngành học theo đam mê sở thích hay nhu cầu xã hội?
Làm thế nào để học sinh THPT định hướng nghề nghiệp một cách sáng suốt?
Bên cạnh cuộc đua kiến thức và thời gian để hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia, lựa chọn trường học, ngành học nào để phù hợp nhất với điều kiện bản thân và nhu cầu xã hội là điều mà các sĩ tử băn khoăn. Trong bối cảnh tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày một nhiều, hãy học cách định hướng nghề nghiệp tương lai ngay từ đầu để có những bước đi rõ ràng, đúng đắn nhất !
Chọn nghề, hãy nghe theo lý trí của bản thân
Trong tâm tưởng của không ít người Việt Nam, Đại Học là ước mơ duy nhất của sĩ tử và mệnh lệnh cao nhất của phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh. Bởi vậy mà sau 12 năm đèn sách, đỗ Đại học là điều mà ai cũng mong muốn cho dù ở địa vị, điều kiện nào.
Theo thống kê của Ban Tuyên giáo Trung ương, Quý I năm 2016 cả nước có 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp – gây ra sự lãng phí về nhân lực, thời gian và tiền bạc. Không phải ai ra trường cũng làm đúng chuyên ngành, thậm chí có người không hề sử dụng đến tấm bằng Đại học mà lập nghiệp từ ngành nghề khác với kỹ năng thực tế bằng 0.
Sở Giáo dục – Đào tạo TP HCM tổng hợp con số khảo sát cho biết, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình chọn học, 20% hiểu một cách tương đối và đến 75% thiếu hiểu biết về quyết định của mình. Vậy làm thế nào để học sinh THPT có thể định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn, đảm bảo được công việc và tương lai sau này?
Cơ hội việc làm là yếu tố quan trọng khi chọn nghề của học sinh THPT
Các yếu tố quan trọng trong định hướng nghề nghiệp
Để chọn nghề, chọn trường một cách sáng suốt, bên cạnh nguyện vọng của bản thân, bạn hãy tham khảo những yếu tố sau:
1. Thị trường lao động và môi trường nghề nghiệp:
Có thể tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động đang cần những ngành nghề nào, môi trường làm việc của các ngành nghề đó thông qua nhiều phương tiện khác nhau như:
- Sự tư vấn của thầy cô, gia đình, bạn bè
- Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng : truyền hình, báo chí, internet…
- Các hội thảo nghề nghiệp của các tổ chức kinh tế – xã hội, các cơ quan truyền thông
- Thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp
2. Hoàn cảnh và điều kiện của bản thân
Hãy xem xét các yếu tố hoàn cảnh tác động đến quyết định chọn nghề của bạn để chắc chắn mình đủ điều kiện để theo đuổi đam mê:
- Trường học, ngành học bạn chọn có phù hợp với sức học của bạn ?
- Việc học hành – đi lại – ăn ở khi học tại trường có thuận lợi cho bạn ?
- Bạn có muốn tiếp tục học lên cao hay muốn đi làm sớm?
- Gia đình có khả năng hỗ trợ cho bạn về tài chính và công việc sau khi ra trường?
- Cơ hội làm việc trong khi học và sau khi ra trường?
3. Nguyện vọng và sở trường
Chọn lựa đúng ngành nghề phù hợp với sở trường và ý thích của mình sẽ giúp bạn có cảm hứng và động lực để vượt qua áp lực học tập và khó khăn trong cuộc sống sau này. Hãy xác định rõ nguyện vọng bản thân trước khi chọn nghề như:
- Muốn làm giàu.
- Muốn có địa vị xã hội, được nhiều người kính trọng
- Muốn một công việc tự do, thoải mái, sống theo ý mình
- Muốn làm việc lương cao để giúp đỡ gia đình
- Muốn làm công tác xã hội để giúp đỡ người khác
- Muốn làm việc ổn định để có nhiều thời gian cho gia đình và bản thân.
- Muốn làm công việc mình yêu thích…
4. Công việc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội
Có rất nhiều ngành nghề nhàn hạ, lương cao, thậm chí nguồn “cầu” trong xã hội rất lớn, tuy nhiên vi phạm đạo đức xã hội hoặc pháp luật, để lại hệ quả nghiêm trọng mà bản thân bạn và gia đình phải gánh chịu. Do đó trước khi chọn nghề, hãy chú ý đến đạo đức xã hội trong nghề nghiệp đó trước khi ra quyết định lựa chọn.
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2017
Chọn nghề nào tốt nhất cho tương lai?
Đi tìm công việc đúng đam mê lại phù hợp với hoàn cảnh bản thân cần một quá trình lâu dài và không phải điều đơn giản. Trong hoàn cảnh thị trường lao động, các yếu tố chỉ mang tính tạm thời, có thể biến động theo nền kinh tế và nhu cầu của xã hội. Tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, rất nhiều câu chuyện cảm động về hành trình đi tìm đam mê nghề nghiệp được chia sẻ.
Chị Nguyễn Thu Hà mất 13 năm làm công việc kế toán tại các doanh nghiệp tư nhân quyết định học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược để thực hiện ước mơ mở quầy thuốc chữa bệnh cứu người. Ở tuổi 35, chị vẫn đều đặn đến lớp, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ cùng những học viên trẻ tuổi khác.
Chị Trần Hoa, lãng phí 05 năm ở nhà chăm sóc con nhỏ, nay tiếp tục theo học liên thông Cao đẳng Dược để thuận lợi cho việc tìm việc làm trở lại, cũng như nâng cao trình độ về Dược phẩm để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe gia đình của mình.
Không bao giờ quá muộn để bắt đầu với tình yêu Y Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Nhà Trường tuyển sinh nhiều chương trình đào tạo phù hợp với những đối tượng khác nhau như:
- Cao đẳng Y Dược chính quy dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT
- Liên thông Cao đẳng Y Dược dành cho thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp các chuyên ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe.
- Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược tuyển sinh đối tượng đã trình độ Cao đẳng trở lên.
Ngay từ hôm nay, nếu bạn đang phân vân giữa những lựa chọn nghề nghiệp, hãy mạnh dạn theo đuổi ngành Y Dược – công việc nhiều áp lực, nhưng cũng lắm vinh quang bằng cách nộp Hồ sơ xét tuyển về địa chỉ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:
Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Gần cầu vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0926.895.895 – 0466.895.895.
Nguồn: Caodangyduoc.com.vn