“Khóc dạ đề” là nỗi ám ảnh của các mẹ bỉm sữa? Lần đầu làm mẹ, quá nhiều bỡ ngỡ với sự xuất hiện của con nhỏ. Mọi thay đổi thất thường trong chế độ ăn ngủ của con đều khiến mẹ lo lắng nhất là khi con” khóc dạ đề” mà không biết rõ nguyên nhân. Men vi sinh và men tiêu hóa có giống nhau ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > “Khóc dạ đề” là nỗi ám ảnh của các mẹ bỉm sữa?

“Khóc dạ đề” là nỗi ám ảnh của các mẹ bỉm sữa?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Lần đầu làm mẹ, quá nhiều bỡ ngỡ với sự xuất hiện của con nhỏ. Mọi thay đổi thất thường trong chế độ ăn ngủ của con đều khiến mẹ lo lắng nhất là khi con” khóc dạ đề” mà không biết rõ nguyên nhân.

Trẻ bị “khóc dạ đề” khiến các bà mẹ bỉm sữa lo lắng

Trẻ bị “khóc dạ đề” khiến các bà mẹ bỉm sữa lo lắng

“Khóc dạ đề” là gì?

  1. Theo Đông y:

Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng ” Tiểu nhi dạ đề “. Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ.

  1. Theo y học hiện đại:

Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ 3 tuần đến 3 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi, mỗi lần bé khóc khoảng tầm 3 tiếng đồng hồ, một tuần như vậy bé khóc ít nhất 3 lần (nhưng thường là đêm nào cũng khóc) và kéo dài 3 tuần trở lên. Tiếng khóc rất lớn, liên tục, nghe như tiếng hét.

 Nguyên nhân bé “Khóc dạ đề”?

  1. Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện: Ở trẻ sơ sinh, mọi cấu trúc bên trong của cơ thể cần thời gian để hoàn thiện, trong đó có hệ tiêu hóa. Khi mới sinh, để tiêu hóa được các loại thức ăn, dù chỉ là sữa mẹ, cũng là một nhiệm vụ khó khăn cho bé. Thức ăn có thể đi rất nhanh qua ruột mà không được tiêu hóa hoàn toàn sinh ra nhiều khí gây trướng bụng, khiến bé bị đau, quấy khóc.
  2. Dị ứng thức ăn: trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với thức ăn như chuyện bất dung nạp lactose từ sữa mẹ hay sữa công thức, hoặc là dị ứng với protein từ các loại thịt. Hoặc mẹ đang cho bé bú ăn các thức ăn họ Cải(bông cải xanh, súp lơ), cà ri, sô cô la, cà phê. Các loại thức ăn này có thể đi vào sữa mẹ và gây ra kích thích ruột dẫn đến trẻ hay quấy khóc.
  3. Bé bị kích thích quá mức: bé sơ sinh có khả năng xây dựng cho mình một cơ chế bảo vệ, giúp bé “tắt đi” không tiếp nhận âm thanh và áng sáng ở môi trường xung quanh quá nhiều. Môi trường này gần giống như lúc bé ở trong bụng mẹ, bé sẽ ăn được, ngủ được. Nhưng sau khoảng 1 tháng, khi  giác quan dần hoàn thiện sẽ khiến bé bị quá tải với các kích thích từ môi trường. Để giải tỏa những căng thẳng này, bé sẽ khóc và khóc và khóc mãi… cho đến khi bé thích nghi và quen dần với những gì mà giác quan của mình đem lại.

 Khi trẻ khóc dạ đề có những phương pháp nào không?

Khi trẻ khóc dạ đề có những phương pháp nào không?

Cách chữa cho bé “khóc dạ đề”?

  • Massage cho bé: massage giúp gắn kết mẹ và bé. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên bụng mình, nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân, và bụng. Mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm để massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ sau khi con bú 1 tiếng( không massage lúc con vừa ăn xong) hoặc lúc bé vừa tắm xong giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.
  • Sử dụng men vi sinh theo tư vấn bác sĩ: men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Mẹ nên bổ sung men vi sinh vào sữa bột hoặc cho bé uống trước ăn 30 phút giúp hỗ trợ bé tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng khó tiêu, làm khí sinh ra gây chướng bụng cho bé.
  • Tạo môi trường yên tĩnh, giảm tiếng ồn và tắt bớt đèn. Cho bé nghe những giai điệu nhạc êm dịu để tránh kích mạnh cho bé.
  • Tăng vận động cho bé: Một số bé sẽ được giải tỏa căng thẳng khi vận động nhiều hơn. Mẹ có thể tìm hiểu các hoạt động phù hợp với độ tuổi của bé, hoặc đơn giản là nhảy múa, lắc lư cùng bé, đẩy xe bé đi vòng quanh nhà.
  • Không để bé phải tiếp xúc với khói thuốc lá. Đây có thể là yếu tố kích hoạt một cơn khóc dạ đề dai dẳng.

Trên đây là một số chia sẻ từ Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ cho các mẹ bỉm sữa, khóc dạ đề chỉ thường xảy ra với các bé dưới 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa con chưa hoàn thiện, mong các mẹ sẽ luôn vững tâm, giữ tinh thần thật thoải mái, đừng quá lo lắng, stress vì con khóc nhiều, khi con qua giai đoạn này mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi