Khám phá công dụng của cây cúc tần cùng các Y sĩ YHCT Cây cúc tần hay còn được gọi là cây từ bi được biết đến trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh như trị cảm sốt ho, trướng bụng, đau mỏi lưng… Y học cổ truyền nói gì về lợi ích của mật ong Phòng và trị bệnh từ vị thuốc hay ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Khám phá công dụng của cây cúc tần cùng các Y sĩ YHCT

Khám phá công dụng của cây cúc tần cùng các Y sĩ YHCT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Cây cúc tần hay còn được gọi là cây từ bi được biết đến trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh như trị cảm sốt ho, trướng bụng, đau mỏi lưng…

Cây cúc tần được trồng ở khắp mọi nơi tại Việt Nam

Cây cúc tần được trồng ở khắp mọi nơi tại Việt Nam

Bác sĩ Y Học cổ truyền Đỗ Thị Lành, giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cây cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Chủ trị cảm sốt ho, bụng trướng, nôn oẹ, tiêu độc, tiêu đờm, bí tiểu tiện, phong thấp, đau mỏi lưng… Dùng dưới dạng thuốc sắc (ngày uống 10-20g) hay thuốc xông. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Cây cúc tần còn gọi là cây từ bi, cây lức… có tên khoa học Pluchea indica Less thuộc họ cúc (Compositae). Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, thường trồng làm hàng rào cây xanh và lấy lá làm thuốc. Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô, làm thuốc.

Trở thành Y sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trở thành Y sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị hiệu quả cảm sốt từ cây cúc tần

Dưới đây là những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây cúc tần điều trị bệnh mà các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền tổng hợp, bệnh nhân có thể áp dụng điều trị:

Chữa nhức đầu cảm sốt: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông. Cũng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt.

Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.

Bài thuốc chữa viêm khí quản: Khi trị ho do viêm phế quản, bạn sử dụng 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả những thực phẩm này đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

Bài thuốc chữa trĩ: Khi bị bệnh trĩ ghé thăm, bạn có thể kết hợp 4 loại lá thảo dược (lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ vàng) lấy mỗi thứ 1 nắm, thêm một vài lát nghệ. Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc. Sau đó, dùng nước này để xông hậu môn khoảng 15 phút cho tới khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp khoảng 10 – 15 phút nữa. Tiếp tục lau khô bằng khăn mềm. Thực hiện theo bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và kiên trì cho tới khi khỏi bệnh. Trong quá trình sử dụng sẽ thấy hiệu quả búi trĩ co lại và dần biến mất. Nếu trĩ nhẹ, bệnh có thể giảm sau 2 tháng áp dụng.

Hy vọng với những bài thuốc mà chúng tôi tổng hợp được đã giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng cũng như tác dụng mà cúc tần mang lại.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi