Đây là thông báo theo mức trần học phí được quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP mới ban hành (có hiệu lực từ ngày 1.12.2015). Việc tăng chi phí học đại học, cao đẳng y dược đang là mối lo của các em sinh viên và phụ huynh.
- Liên thông Cao Đẳng Dược học Hà Nội tuyển sinh năm 2015
- Địa chỉ nộp hồ sơ Cao đẳng Ngành Dược Hà Nội ở đâu?
Theo đó bình quân học phí có thể tăng thêm hơn 10%, trong đó có những ngành học sẽ phải chi trả mức học phí lên tới gần 45 triệu đồng/năm/sinh viên. Trước đó, một số trường đại học, cao đẳng đã tăng mức học phí ngay từ đầu năm học 2015-2016.
Sinh viên lo lắng với vấn đề tăng học phí.
Khối ngành Y dược phải trả trần HP cao nhất với mức chi 44 triệu đồng/năm/sinh viên và cho đến khi ra trường thì riêng HP ngành này rơi vào gần 300 triệu đồng vì sau 5 năm nữa, mức HP ngành y dược sẽ là trên 5 triệu đồng/tháng.
Theo ông Bùi Hồng Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GDĐT) – hiện tại các cơ sở giáo dục vẫn thu HP theo mức thu cũ của năm ngoái. Sau khi có Nghị định mới, Bộ GDĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể về các trường để điều chỉnh mức thu phù hợp.
Việc Chính phủ đưa ra mức trần đối với học phí các cấp học cũng nhằm “chặn” cơn bão HP, đặc biệt với các trường tự chủ về kinh phí. Tuy nhiên, qua khảo sát của Lao Động, hầu hết các SV, phụ huynh khi biết được thông tin HP sẽ tăng đều tỏ ra lo lắng. Các thông tin này sẽ được thông báo tới thí sinh ngay trong đợt tuyển sinh cao đẳng y dược năm 2016
Lo sợ học phí tăng cao không riêng gì trường Y dược
Không riêng gì cao đẳng dược, điều đáng nói ở nhiều trường ĐH tại TPHCM đầu năm học 2015-2016 đã quyết định tăng mức học phí. Theo tìm hiểu của Lao Động, năm học 2014-2015, ĐH Kinh tế TPHCM thu 13 triệu đồng/năm. Đến đầu năm học này, mức thu là 14,5 triệu đồng/năm và dự kiến năm học 2016-2017 sẽ lên gần 17 triệu. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào mức trần trong Nghị định thì ngay năm học này, ĐH Kinh tế TPHCM có tăng lên từ 17,05 triệu đồng/năm/SV đến 44 triệu đồng/năm/SV vẫn không vi phạm. Tương tự các trường khác cũng sẽ tận dụng Nghị định để nhanh chóng tăng… kịch trần!
Ngọc Lan – SV năm thứ tư ĐH Kinh tế TPHCM – chia sẻ, nếu HP tăng, SV có thể chấp nhận với điều kiện được học trong môi trường hiện đại, đầy đủ hơn. Theo Lan, các cơ sở của trường vẫn nhỏ hẹp, SV còn không có chỗ để xe. Trang thiết bị sử dụng nhiều năm chưa được thay mới, hoạt động ngoại khóa gần như vắng bóng. Mai Hân – SV ĐH Tài chính – Marketing TPHCM – cho biết, việc sử dụng các phòng máy phục vụ học tập tại trường vẫn hạn chế khiến nhiều tiết học của SV phải thay bằng… học lý thuyết.
“SV năm 3, năm 4 vẫn học ở hội trường hơn 100 SV, phòng chỉ có vài cái quạt nên rất nóng. Nếu tăng HP, em hy vọng được đáp ứng các nhu cầu cơ bản về phòng ốc, trang thiết bị, ngoài ra tăng thêm giảng viên nước ngoài dạy môn ngoại ngữ” – Mai Hân nói.
Chị Nguyễn Thị Hà – phụ huynh có con theo học tại ĐH Văn Lang TPHCM – chia sẻ: “Chúng tôi không ngại đóng thêm tiền để con được hưởng môi trường học tập tốt nhất. Thế nhưng cần thể hiện rõ ràng rằng trường sẽ thay đổi cái gì, không thể khơi khơi đóng phí được. Tôi mong các trường sẽ chú trọng hơn về đầu ra cho các em, bởi hiện nay để tìm được việc đúng ngành, đúng nghề không hề dễ”.
Thực tế, ngay từ năm học trước, cũng có nhiều trường ĐH đã rục rịch tăng học phí với các cam kết sẽ cải thiện đáng kể trang thiết bị, đầu tư chất lượng giảng viên… Trao đổi với Lao Động sáng 6.10, ThS Phạm Thái Sơn – PGĐ TT Tư vấn tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM – cho biết năm 2015, trường bắt đầu áp dụng mức HP mới khi được phê duyệt cho phép thí điểm tự chủ tài chính với mức phí trung bình 13,5 triệu đồng/năm/SV. Năm học tới, mức này còn tiếp tục điều chỉnh tăng 10%.
“Mức này vẫn trong giới hạn cho phép của Chính phủ. Nếu tăng HP lên quá cao sẽ không phải là điều tốt, ngược lại, SV có thể bị “sốc” nếu HP đột ngột tăng cao, các trường có thể mất đi lượng SV vì các em không đủ khả năng chi trả” – ông Sơn cho hay.
Theo ông Sơn, với các trường ĐH tự chủ tài chính, tăng HP luôn đi kèm với yêu cầu phải tăng chất lượng giáo dục, cụ thể là cơ sở vật chất, giảng viên, chất lượng đầu ra… Những điều này không thể làm trong ngày một ngày hai. Ông khẳng định, cần có thời gian để lên kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả. Vì vậy không phải cứ tăng HP là tốt. Nhà trường đang có những bước cải tiến như giảm số lượng SV trong một lớp, tăng cường GV theo tiêu chuẩn của bộ, đầu tư trang thiết bị giảng dạy nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho SV.
Với chất lượng đào tạo của ĐH hiện nay, dù tăng HP nhưng cơ hội có việc làm của SV sau khi tốt nghiệp vẫn giảm. Bởi theo thống kê của Bộ LĐTBXH, số lao động tốt nghiệp ĐH, trên ĐH đang thất nghiệp là khoảng… 200.000 người!
Nguồn: laodong.com.vn