Giật mình trước mức lương thấp hơn cả thợ xây của bác sĩ Mặc dù là công việc chuyên môn cao, áp lực lớn và nguy cơ phơi nhiễm nhiều bệnh tật nguy hiểm, mức lương của bác sĩ vẫn thấp đến bất ngờ, thậm chí không bằng công nhân.
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Giật mình trước mức lương thấp hơn cả thợ xây của bác sĩ

Giật mình trước mức lương thấp hơn cả thợ xây của bác sĩ

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mặc dù là công việc chuyên môn cao, áp lực lớn và nguy cơ phơi nhiễm nhiều bệnh tật nguy hiểm, mức lương của bác sĩ vẫn thấp đến bất ngờ, thậm chí không bằng công nhân.

Giật mình trước mức lương thấp hơn cả thợ xây của bác sĩ

Giật mình trước mức lương thấp hơn cả thợ xây của bác sĩ

Lương bác sĩ chẳng bằng công nhân!

Một bác sĩ đã làm việc tại bệnh viện công ở Hà Nội 15 năm tâm sự, thu nhập một tháng của anh vào khoảng hơn 5 triệu đồng, cộng thêm tiền trực đêm khoảng 500 nghìn đồng/tháng. Tổng thu nhập từ bệnh viện tầm 6 triệu đồng/tháng cho một cán bộ công tác đã 15 năm. Nếu so với những người bạn bằng tuổi, ở cùng mức học vị có lẽ mức thu nhập của bác sĩ thấp hơn rất nhiều so với người làm tài chính kinh doanh hay các lĩnh vực khác. Đấy là với bác sĩ đã có kinh nghiệm, còn sinh viên các trường Đại học, trường Cao đẳng Y Dược mới ra trường chỉ vào khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng.

Ngoài mức lương chính, bác sĩ sẽ có thêm một số khoản phụ cấp, tuy nhiên đấy chỉ là bác sĩ ở các bệnh viện lớn. So với những gì mà người làm nghề Y phải học hỏi và hi sinh, có lẽ mức lương như vậy là điều không xứng đáng, thậm chí khiến nhiều bác sĩ cảm thấy “bị hắt hủi” vì công việc vất vả, áp lực lớn nhưng chế độ đãi ngộ bèo bọt, khó khăn.

Một bác sĩ trưởng khoa của Bệnh viện Tâm thần Trung ương chia sẻ, mỗi ngày phải làm việc 17 – 18h tại bệnh viện nhưng tổng thu nhập mỗi tháng chỉ khoảng 10 triệu đồng bao gồm cả lương quản lý khoa. Với cuộc sống ở Hà Nội, mức thu nhập này để nuôi các con ăn học ở là rất eo hẹp. Đặc thù công việc của bác sĩ tâm thần cũng ít việc làm thêm hơn các bác sĩ nội khoa, ngoại khoa.

Nghề Y là công việc đầy khó khăn vất vả

Nghề Y là công việc đầy khó khăn vất vả

Quy định về mức lương của bác sĩ như thế nào?

Theo quy định của Bộ Nội vụ, mức lương của bác sĩ tương tự lương của giáo viên, của kỹ sư, của các ngành nghề khác. Với mức lương cơ bản (cơ sở) là 1.150.000 đồng/tháng. Bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân (trình độ đại học nói chung), có hệ số 1 là 2,34. Cứ 3 năm được tăng lương một lần lên 0,33 thành hệ số 2 (2,67), rồi hệ số 3 (3,00) … Tối đa có 9 bậc lương (hệ số 9 là 4,98).

Bác sĩ sau khi tốt nghiệp ra trường, phải qua một quá trình học việc hoặc thử việc, nếu may mắn được ký hợp đồng sẽ được hưởng 85% của hệ số lương 2,34 tức là 2,34 x 1.150.000 x 0,85 = 2.287.350 đồng, nếu trừ bảo hiểm còn khoảng 2,2 triệu đồng/tháng. Ở cấp học thạc sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 2 là 2,67 và tiến sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 3 là 3,00. Những y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Trung cấp Y dược sẽ có mức lương thấp hơn.

Mức lương của Bác sĩ chính sẽ được hưởng lương bậc 1 là 4,40 và cứ 3 năm tăng một bậc thêm hệ số 0,34 cho tới tối đa là bậc 8 (hệ số 6,78). Mức lương của Bác sĩ cao cấp sẽ được hưởng lương bậc 1 là 6,20 và cứ 3 năm tăng thêm một bậc là 0,36 cho tới tối đa là bậc 6 (hệ số là 8,00). Hiện tại đa số các bác sĩ ở Việt Nam lương nhà nước theo bậc lương chung.

Có thể nói nếu so với các ngành nghề khác, nghề Bác sĩ là công việc luôn luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức vì Y học hiện đại đang phát triển từng ngày, nhưng thu nhập của bác sĩ đôi khi chẳng đủ tiền học thêm, chưa tính đến những vất vả, khó khăn và rủi ro mà họ phải đánh đổi.

TS Võ Xuân Sơn – nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: “Bác sĩ nói chung là nghèo! Số bác sĩ có nhà lầu, xe hơi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó thực sự là những bác sĩ rất giỏi. Ngoài giờ hành chính, đa số bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ trẻ phải làm thêm tại các phòng khám, bệnh viện tư hoặc mở phòng khám tư để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Mức trợ cấp của Bác sĩ

Mức trợ cấp của Bác sĩ

Hướng tới tự chủ tài chính giúp tăng thu nhập cho bác sĩ

Để tăng thu nhập cho bác sĩ, chặn đứng nạn “phong bì” trong ngành y, một số bệnh viện hiện nay đã áp dụng tự chủ tài chính để phát triển. Việc tự chủ tài chính tại các bệnh viện công không chỉ giúp các bệnh viện triển khai xã hội hóa việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại để bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng những kỹ thuật cao mà còn giúp cán bộ, nhân viên y tế nâng cao thu nhập. Dược sĩ Dương Trường Giang – Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ: “Khi bác sĩ được đáp ứng những yêu cầu cơ bản về thu nhập để phục vụ cuộc sống, tâm huyết nghề nghiệp và thái độ phục vụ sẽ tốt hơn.

Hiện nay số bệnh viện tự chủ tài chính ở Việt Nam còn thấp, cụ thể chỉ có 9/1.188 bệnh viện công lập được giao quyền tự chủ. Để giải quyết bài toán tăng thu nhập cho bác sĩ được hướng đến là tính tiền viện phí bao gồm cả lương bác sĩ. Nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sự hài lòng của bệnh nhân, để bệnh nhân trở thành người trả lương cho bác sĩ.

Nguồn: Caodangyduoc.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi