Ngoài các nguyên nhân do ăn uống không hợp lý, bia rượu, thuốc lá, stress…thì một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm dạ dày là do vi khuẩn HP. Vậy triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao?
- Cùng Dược sĩ cải thiện viêm đại tràng bằng lối sinh hoạt lành mạnh
- Dược sĩ Cao đẳng chỉ ra triệu chứng thường gặp của bệnh hẹp môn vị
- Tìm hiểu căn bệnh vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng
Viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây ra
Vi khuẩn HP là gì?
HP là tên viết tắt của loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori – một loại xoắn khuẩn gram âm, kí sinh trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1982, Helicobacter pylori đã được kết luận là nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày HP.
Khi có kết quả xét nghiệm HP dương tính có nghĩa là bạn đang mang vi khuẩn HP trong dạ dày.
Và theo con số thống kê thì có tới hơn 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này. Nhưng không phải cứ nhiễm HP là bị viêm dạ dày HP hay ung thư dạ dày như ta vẫn lầm tưởng. Hơn 80% số người nhiễm HP không hề có triệu chứng liên quan đến dạ dày. Khi nhiễm vi khuẩn HP dương tính, chúng bào mòn lớp chất nhầy trong dạ dày, tạo môi trường axit gây tổn thương cho tế bào niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, chỉ gây ra viêm dạ dày HP khi kết hợp với các yếu tố bên ngoài như thức ăn kích thích, lạm dụng bia rượu.
Triệu chứng bệnh viêm dạ dày HP dương tính là gì?
Một số biểu hiện mà Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược chỉ ra bao gồm:
– Thường xuyên ợ hơi, ợ chua
– Buồn nôn và nôn ngay sau khi ăn
– Đau vùng thượng vị cả khi đói lẫn khi no, khi sử dụng các đồ ăn kích ứng như đồ chua, cay, rượu bia…
Nếu có các triệu chứng lâm sàng như trên, có khả năng bạn đã bị viêm dạ dày HP dương tính. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán chính xác có dương tính với vi khuẩn HP hay không, để chắc chắn về tình trạng của mình bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.
Chẩn đoán viêm dạ dày HP như thế nào?
Hiện nay, nên y học hiện đại rất phát triển và đã tìm ra rất nhiều phương pháp để chẩn đoán loại vi khuẩn này.
- Test thở UBT : Bệnh nhân sẽ được đưa một túi khí để thổi hơi vào đó. Sau khi túi khí được đem đi kiểm tra với các thống số DPM (độ phân giải phóng xạ trong 1 phú), sẽ cho ra kết quả có là HP âm tính hoặc dương tính.
- Nội soi : Một ống dẫn sẽ được đưa vào dạ dày của bệnh nhân và tìm ra sự có mặt của vi khuẩn HP bên trong. Đây là phương pháp đơn giản, nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao nên được ứng dụng phổ biến trong các bệnh viện hiện nay.
- Phân tích mô tế bào: Lấy một tế bào dạ dày của người bệnh, nhộm màu và quan sát sự thay đổi của tế bào. Nếu tìm thấy vi khuẩn HP thì kết luận HP dương tính
Sau khi xét nghiệm sẽ cho ra kết quả bạn có dương tính với vi khuẩn HP hay không. Cùng với các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm dạ dày như: đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng…kết hợp với kết quả xét nghiệm HP mà đưa ra kết luận rằng có bị viêm dạ dày HP dương tính hay viêm dạ dày HP âm tính.
Test thở hoặc nội soi để kiểm tra bệnh nhân có bị viêm dạ dày Hp hay không
Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày HP dương tính là gì?
Mục tiêu điều trị viêm dạ dày HP là loại bỏ vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể. Việc này đòi hỏi thời gian và một liệu trình thuốc nghiêm ngặt. HP là chủng vi khuẩn rất cứng đầu, để triệt tiêu hoàn toàn cần sử dụng cùng lúc ít nhất là 2 loại kháng sinh để tránh lờn thuốc.
Sau quá trình sử dụng thuốc không quá 2 tuần phải dừng ngay lại để kiểm tra lại vi khuẩn HP trong dạ dày đã hết chưa, tức không còn vi khuẩn trong dạ dày thì mới chắc chắn khỏi bệnh
Chỉ trong 2 tuần điều trị hết bị viêm dạ dày HP nhưng việc không đơn giản như vậy. HP là loại kháng thuốc rất tốt vì thế rất nhiều khả năng liều kháng sinh không đủ mạnh. Cùng với đó, việc tự ý sử dụng kháng sinh, không tuân thủ phác đồ làm cho quá trình điều trị thất bại. Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh liều mạnh cũng gây ảnh hưởng rất lớn đối sức khỏe của bệnh nhân. Gây suy nhược sức khỏe, da khô, thiếu nước, nguy hiểm hơn còn tiềm ẩn khả năng lờn kháng sinh.
Phòng tránh bệnh viêm dạ dày HP dương tính như thế nào?
Bệnh có thể lây từ người sang người qua nước bọt, chính vì thế việc ăn uống và giữ vệ sinh sẽ gớp phần phòng tránh vi khuẩn HP. Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteru khuyên người bệnh nên thực hiện các chế độ sau:
– Ăn chín, uống sôi. Sử dụng đồ dùng cá nhân, chén bát riêng.
– Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, tránh đồ ăn kích ứng, đồ ăn cay nóng…
– Ăn đúng giờ, không ăn quá sớm, quá muôn.
– Bỏ hẳn hoặc ít nhất là kiêng bớt các loại rượu bia, đồ uống có cồn.
– Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, căng thẳng
– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng riêng.