Thuốc Ambroxol là một thuốc làm tiêu chất nhầy, được kê đơn để điều trị nhiều bệnh hô hấp khác nhau như tràn khí kèm theo bệnh bụi phổi, viêm phế quản, viêm khí – phế quản…
- Có những cách nào phát hiện và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ?
- Đại học Mở TPHCM công bố điểm chuẩn bổ sung năm 2019
- Quy trình sản xuất tinh bột nghệ đen như thế nào?
Thuốc Ambroxol là một thuốc làm tiêu chất nhầy điều trị các bệnh hô hấp
Tìm hiểu cơ chế tác dụng, tác dụng của thuốc Ambroxol
- Dịch phế quản có chứa nhiều Mucoprotein và Mucopolysaccharid. Ambroxol cắt đứt các cầu nối disulfit –S-S- của các sợi Mucopolysaccharid làm các “nút” nhày có thể di chuyển và bị tống ra khỏi đường hô hấp, có tác dụng long đờm, tiêu chất nhày.
- Kích thích tổng hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang. Do vậy thuốc có hiệu quả kém khi dùng cho trẻ quá nhỏ.
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc còn có tình kháng viêm và chống oxy hóa.
- Ambroxol có tác dụng gây tê tại chỗ (chẹn kênh Natri ở màng tế bào).
- Tăng bài tiết acid uric qua nước tiểu. Tác dụng này phụ thuộc liều ( tối thiểu 250 – 300mg/ ngày).
Dược động học của thuốc Ambroxol như thế nào?
Theo Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống, dùng sau khi ăn để làm tăng sinh khả dụng của thuôc. Sinh khả dụng theo đường uống của Ambroxol đạt 70%. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được sau khoảng 30 phút – 3 giờ. Thuốc gắn mạng với protein huyết tương (khoảng 90%). Ambroxol chuyển hóa qua gan, thải trừ chủ yếu qua thận.
Thuốc Ambroxol chỉ định với đối tượng nào?
- Các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản bất thường, đặc biệt là trong các đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen, viêm xong tai mũi họng, viêm tai giữa tiết dịch, viêm thanh quản cấp và mạn tính…
- Các bệnh nhân sau mổ và cấp cứu để phòng các biến chứng ở phổi.
Thuốc Ambroxol chống chỉ định với đối tượng nào?
- Quá mẫn với Ambroxol
- Loét dạ dày – tá tràng tiến triển
Thận trọng đối với những trường hợp bị loét đường tiêu hóa hoặc ho ra máu do thuốc làm tan các cục đông fibrin, làm cho xuất huyết trở lại.
Thuốc Ambroxol có những tác dụng phụ gì?
- Thường gặp trên đường tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, khó tiêu…
- Dị ứng: Phát ban, ngứa….
- Khô miệng
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược
Cách dùng, liều lượng của thuốc Ambroxol
- Đường uống: Uống sau ăn, có dạng viên nén, dung dịch uống
+ Người lớn/trẻ em trên 10 tuổi: uống liều 30mg/lần x 3 lần/ngày. Sau đó uống ngày 2 lần nếu dùng kéo dài
+ Trẻ em 5 -10 tuổi: uống liều 15mg/lần x 3 lần/ngày. Sau đó uống ngày 2 lần nếu dùng kéo dài
- Dạng khí dung:
+ Người lớn/ trẻ em trên 10 tuổi: 15 mg/lần x 1-2 lần/ngày.
+ Trẻ em 5 -10 tuổi: 7,5mg/lần x 2-3 lần/ngày.
- Tiêm bắp/ Tiêm tĩnh mạch
+ Người lớn/trẻ em trên 10 tuổi: 15mg/lần x 2-3 lần/ngày.
+ Trẻ em 5 -10 tuổi: 7,5mg/lần x 2-3 lần/ngày.
Tương tác thuốc Ambroxol như thế nào?
- Dùng Ambroxol với kháng sinh (Amoxycilin, cefuroxim, Erythromycin, Doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi, làm tăng hiệu quả điều trị.
- Chưa có báo cáo gì về các tương tác bất lợi khác của thuốc.
Qua bài viết trên Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tổng hợp và chia sẻ tới mọi người khi dùng thuốc thuốc Ambroxol.
Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội.
Địa chỉ: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895