Điều dưỡng sản nhi tư vấn sản phụ mới sinh bị căng sữa (căng ngực) Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 – 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực. Điều dưỡng sản nhi sẽ đưa ra các lời khuyên hữu ích sau đây. Điều dưỡng nhi khoa tư ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Điều dưỡng sản nhi tư vấn sản phụ mới sinh bị căng sữa (căng ngực)

Điều dưỡng sản nhi tư vấn sản phụ mới sinh bị căng sữa (căng ngực)

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 – 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực. Điều dưỡng sản nhi sẽ đưa ra các lời khuyên hữu ích sau đây.

cang-sua-o-san-phu

Căng sữa (Căng ngực) trong khoa học điều dưỡng là hiện tượng bình thường của quá trình tạo sữa cho bé.

Sản phụ cần làm gì khi bị căng sữa?

Sau khi sinh, hãy xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Nếu vú bị cương sữa khi đó sản phụ sẽ thấy ngực căng tức thì bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú. Có thể sử dụng lược chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông. Sau đó, cần xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng giúpcăng sữa rất hữu hiệu.

Sau mỗi lần cho bé bú, để giảm sưng tuyến sữa, sản phụ có thể đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay. Có thể đắp lạnh bằng túi nước lạnh hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh (tránh bị lạnh quá, làm mát dịu nơi căng sữa). Điều dưỡng đa khoa khuyên Sản phụ mỗi khi chuẩn bị cho bé bú, cần đắp ấm bầu vú có thể giúp tăng tiết sữa. Sản phụ có thể xông hơi ấm vùng ngực hay đắp gạc ấm trên tuyến vú trước khi cho bé bú.

Khi bị cương sữa nhiều khiến đau tức để làm mềm tuyến sữa hãy dùng dụng cụ để hút sữa. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau sau khi cho bú cần hút sữa khoảng 5 – 10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa ra. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và trẻ dễ bú hơn, tránh bị tắc tia sữa.

tuyen-sinh-cao-dang-dieu-duong

Khi nào cần đến điều dưỡng viên?

Khi bị căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu bé không bú đủ hoặc bé bú không hết và người mẹ không biết cách làm trống bầu sữa hiệu quả. Khi có các biểu hiện như: cảm giác căng ngực không giảm bớt, dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên. Bầu vú của người mẹ cứng dần lên và vùng da xung quanh bị căng bóng, bầu vú bị đau, đôi khi người mẹ có thể bị sốt nhẹ… nếu để lâu sẽ bị có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú rất nguy hiểm. Lúc này sản phụ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc làm ngưng tiết sữa, vì các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Để phòng ngừa hiện tượng căng sữa, người mẹ cần cho bé bú thường xuyên, cách 3 giờ cho bé bú 1 lần (có thể 10 – 12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ). Mỗi lần cho bé bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Nếu bé không bú hết sữa nên vắt sữa bỏ đi để tránh tắc sữa.

Nguồn: Suckhoe.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi