Điều Dưỡng Hộ Sinh giới thiệu món ăn trị bệnh mẩn ngứa cho bé Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ được coi là bệnh viêm da dị ứng. Phần lớn trẻ sau khi sinh 1-2 tháng bắt đầu phát bệnh. Điều dưỡng hộ sinh khuyên các bà mẹ nên chữa bệnh ngay cho trẻ để tránh bệnh mãn tính. Tăng giá dịch vụ Điều Dưỡng người bệnh được hưởng lợi? Điều dưỡng ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Điều Dưỡng Hộ Sinh giới thiệu món ăn trị bệnh mẩn ngứa cho bé

Điều Dưỡng Hộ Sinh giới thiệu món ăn trị bệnh mẩn ngứa cho bé

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ được coi là bệnh viêm da dị ứng. Phần lớn trẻ sau khi sinh 1-2 tháng bắt đầu phát bệnh. Điều dưỡng hộ sinh khuyên các bà mẹ nên chữa bệnh ngay cho trẻ để tránh bệnh mãn tính.

tri-man-ngua-cho-tre

Nguyên nhân rất phức tạp, nhưng gần đây người ta cho là bệnh có tính di truyền, có cơ địa hay bị dị ứng; do đặc điểm da của trẻ là lớp sừng mỏng, lưới mao huyết quản nhiều, nước chiếm tỷ lệ cao; do tác nhân bên ngoài như nơi ở, môi trường không đảm bảo vệ sinh; do các nhân tố gây dị ứng có trong thức ăn như cá tôm cua ốc hến, sữa hoặc các hóa phẩm, xà phòng; do thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ cao…

Biểu hiện bệnh mẩn ngứa ở trẻ nhỏ

Trên cơ thể trẻ, đặc biệt là đầu, mặt, trán, hai gò má thường nổi những nốt sẩn đỏ rải rác hoặc thành từng đám gồ lên trên da, các nốt này lan dần tới cổ, cằm, vai, lưng và tay chân. Lúc đầu chỉ mẩn đỏ và ngứa, sau xuất hiện những hạt nước nhỏ màu vàng hoặc trắng, trẻ ngứa ngáy, đau rát, thường gãi làm mụn nước vỡ loét gây viêm nhiễm. Trẻ thường quấy khóc, trằn trọc không ngủ được nhất là về đêm nên ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Theo y học cổ truyền, bệnh mẩn ngứa ở trẻ là do nguyên nhân nội thương, như nội tạng chưa điều hòa được các chức năng sinh lý, chất dinh dưỡng không đầy đủ, khí nóng ngăn trở bên trong và do ngoại cảm như gió độc, hơi nóng, khí lạnh xâm nhập, nơi ở ẩm ướt, mất vệ sinh… Ngoài ra, chế độ ăn uống của trẻ cũng là nguyên nhân khiến bệnh trở thành mãn tính.

Điều dưỡng đa khoa tư vấn các món ăn giúp chữa bệnh mẩn ngứa hiệu quả

 Canh mướp: Mướp 10g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Mướp gọt vỏ, bỏ ruột thái miếng. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín, cho mướp vào đảo đều, đổ thêm 200ml nước cho vào nồi đun tiếp cho canh sôi lại là được. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 3 – 5 ngày.

Canh rau muống: Rau muống 100g, rau sam 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Rau muống, rau sam rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín, cho 200ml nước vào đun sôi, thả rau muống, rau sam vào, rau chín cho bột gia vị vào quấy đều là được. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày.

Canh rau má: Rau má 100g, ngô non 50g, lá khế non 20g, bột gia vị vừa đủ.

Ngô non giã nhỏ cho vào nồi thêm 200ml nước đun sôi. Rau má, lá khế non rửa sạch thái nhỏ cho vào nồi cùng với ngô, canh sôi lại cho bột gia vị vào quấy đều là được. Ăn ngày 2 lần, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

canh-dau-phu-rau-ma

Cháo đậu xanh: Đậu xanh 100g, bí đao 100g, bột gia vị vừa đủ. Đậu xanh xay vỡ đôi để nguyên vỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ cho nhừ. Bí đao nạo thành sợi, khi đậu xanh chín nhừ cho bí đao, bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được. ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 – 7 ngày.

Cháo mía: Mía vỏ xanh 200g, đậu xanh 200g, gạo 50g. Mía ép lấy nước, đậu xanh, gạo xay thành bột, cho vào nước mía (có thể thêm nước lã để cháo không quá đặc), đun nhỏ lửa đến khi cháo chín. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn liền 5 ngày.

Nước rau ngổ: Rau ngổ 30g, kim ngân 20g, kinh giới 10g, rau diếp cá 5g. Tất cả rửa sạch cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

Chú ý: Trong thời gian điều trị, phải giữ vệ sinh da cho trẻ, tránh để trẻ gãi, quần áo của trẻ phải rộng, mềm mại, không dùng vải nilon, vệ sinh giường nằm, chăn đệm và nhà cửa sạch sẽ, thoáng nhiều ánh sáng. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển hoặc những thức ăn tanh. Người mẹ cho con bú cũng cần kiêng những loại thức ăn mà trẻ dị ứng, tăng cường rau quả tươi, dùng dầu thực vật. Cần giữ tiêu hóa luôn bình thường, tránh ăn no quá. Trẻ bị bệnh nên ăn nhạt để tránh tích lũy nước và natri quá nhiều trong cơ thể.

xet-tuyen-cao-dang-dieu-duong

Nộp hồ sơ học Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội để trở thành một Điều dưỡng viên giỏi.

Nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng 115 – Nhà N1 – 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần Cầu vượt Ngã Tư Sở).

Điện thoại liên hệ: 0466.750.010 – 0964.011.243

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi