Tại buổi hội thảo Giáo dục 2018 đã có đề xuất giảm bớt số lượng trường công, trường đại học vùng để nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục đại học
- Học viện An ninh thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 chỉ từ 18,75 điểm
- Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung trường ĐH Văn hóa Hà Nội
- Tổng hợp danh sách các trường Đại học công bố mức học phí năm 2018-2019
Đề xuất giảm thiểu các trường Đại học vùng và các trường hoạt động không hiệu quả
Các tỉnh không nhất thiết đều phải có các trường đại học
Trong giai đoạn 2013 – 2017, với số liệu mà Bộ Tài chính đã tổng hợp được, Ngân sách Nhà nước đã chi 1.120.355 tỉ đồng cho giáo dục và đào tạo, trong đó ước tính 172.905 tỉ đồng cho giáo dục đại học.
Theo Cao Đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Bộ Tài chính đề nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với các Bộ, các địa phương thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục – đào tạo hoạt động không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học; Sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục.
Mục đích, ý nghĩa nếu đề xuất này được thực hiện, theo Bộ Tài chính đánh giá là sẽ góp phần cơ cấu lại chi ngân sách, tập trung cho các cơ sở có chất lượng cao và một số cơ sở đặc thù thông qua các phương thức chi mới như đặt hàng, đấu thầu.
Nếu như được thông qua thì sẽ giảm thiểu được đáng kể nhưng nguồn chi cho những cơ sở hoạt động không hiệu quả hoặc thậm chí cơ sở không cần thiết phải duy trì hoạt động, bao gồm cả những trường sư phạm thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên.
Bộ Tài chính cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT cần ban hành các quy định về tiêu chí chất lượng và chuẩn kết quả đầu ra trong giáo dục đại học, làm căn cứ nghiên cứu thay đổi phương thức phân bổ, sử dụng ngân sách, tiến tới phân bổ theo chuẩn đầu ra…
Hiện nay nhiều trường Đại học vẫn chưa tuyển đủ thí sinh
Trường không đảm bảo chất lượng sẽ kiến nghị cho giải thể
Những ngày qua, việc các trường đại học tuyển sinh với mức điểm chuẩn thấp, chỉ từ 12-13 điểm/3 môn cũng đỗ đại học, đang khiến cho nhiều người băn khoăn về chất lượng đào tạo của các trường đại học. Thêm vào đó, mặc dù đã đưa ra điểm chuẩn thấp như thế, các trường vẫn còn chưa tuyển đủ chỉ tiêu
Nhất là những trường đại học vùng, trường đào tạo giáo viên ở địa phương tình hình tuyển sinh càng “èo uột”. Không ít ngành đào tạo sư phạm vẫn đang “trắng” thí sinh trúng tuyển – kết thúc đợt tuyển sinh đầu tiên vẫn chưa tuyển được sinh viên nào vào học.
Trước vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện Bộ GDĐT cũng đang tiến hành làm quy hoạch hệ thống các trường đại học nói chung và trường đào tạo giáo viên nói riêng. Quy hoạch này sẽ làm theo hướng nâng cao chuẩn chất lượng của trường.
“Chúng tôi xác định trường nào đảm bảo chất lượng thì tiếp tục cho tuyển sinh và đào tạo. Những trường không đảm chất lượng, cơ quan chủ quản là các Bộ, ngành, địa phương sẽ phải xác định nếu cần thiết thì phải đầu tư để đảm bảo chất lượng. Nếu thấy không cần thiết thì cần phải thay đổi chức năng, nhiệm vụ hoặc là cho giải thể, sáp nhập để đảm bảo sự lành mạnh cho cả hệ thống”- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh.
Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng sưu tầm và tổng hợp