Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi và hướng dẫn cách điểu trị Viêm phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ được điều trị và chăm sóc tốt thì căn bệnh sẽ không còn là mối lo ngại nữa Chuyên gia Cao đẳng Dược Hà Nội hướng dẫn điều trị bệnh lậu Chăm sóc và phòng bệnh thủy đậu với Điều ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi và hướng dẫn cách điểu trị

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi và hướng dẫn cách điểu trị

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 3,50 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ được điều trị và chăm sóc tốt thì căn bệnh sẽ không còn là mối lo ngại nữa

Bệnh viêm phổi ở trẻ em thường có các triệu chứng đa dạng và phức tạp

Bệnh viêm phổi ở trẻ em thường có các triệu chứng đa dạng và phức tạp

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm và đông đặc nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết kẽ và viêm túi phế quản tận cùng gây ra bởi nhiều tác nhân, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong thường găp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn.

Tại sao trẻ bị viêm phổi?

  • Viêm phổi do vi khuẩn: có nhiều loại vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp là phế cầu, hemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu…
  • Viêm phổi do virus: cac virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus.
  • Viêm phổi do ký sinh trùng: các loại ký sinh trùng khi vào cơ thể gây ra viêm phổi cùng nhiều bệnh lý khác như: amip, sán lá phổi, giun đũa…
  • Viêm phổi do nấm: Ít gặp, một số loại nấm có thể gây viêm phổi như: aspergilus, actionmyces,…

Làm sao để biết được trẻ đang bị viêm phổi?

Bác sĩ Phạm Đình Hữu – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ bệnh viêm phổi ở trẻ em thường có các triệu chứng đa dạng và phức tạp tùy theo từng giai đoạn của bệnh.

Ở giai đoạn sớm: trẻ có thể chỉ sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt, nước mũi, khò khè, ăn uống kém, bỏ bú hoặc bú kém, quấy khóc.

Ở giai đoạn sau nếu trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn tiến nặng dần nguy hiểm đến tính mạng, ở giai đoạn này trẻ sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi, trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều, có thể đau bụng, nôn, tiêu chảy.

Cha mẹ có thể đếm nhịp thở của trẻ để xác định trẻ có thở nhanh hay không. Trẻ được coi là thở nhanh khi:

Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở > 60 lần/ phút.

Trẻ từ 2 tháng – 12 tháng có nhịp thở > 50 lần/ phút.

Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi có nhịp thở > 40 lần/ phút.

Chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi như thế nào?

Chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi như thế nào?

Vậy làm gì khi trẻ bị viêm phổi?

Khi trẻ bị viêm phổi cha mẹ tuyệt đối không tự điều trị. Việc lưa chọn thuốc điều trị cho trẻ còn tùy thuộc vào nguyên nhân và do bác sĩ quyết định.

Cha mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc hiệu quả sau đây để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

  • Hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ sốt cha mẹ có thể lau mát tích cực cho trẻ, nới lỏng quần áo cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nằm phòng kín, tránh gió lùa.

Nếu trẻ sốt cao có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

  • Vỗ rung lồng ngực:

Với phương pháp này, các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng. Cha mẹ chú ý nên vỗ rung cho trẻ trước bữa ăn hoắc 1 giờ sau ăn để tránh gây nôn. Cha mẹ có thể vỗ rung cho trẻ bằng cách gập bàn tay ở chỗ cổ ta rồi khum bàn tay lại, giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ, vỗ bên trái rồi sang bên phỉa, khoảng 3 – 5 phút ở mỗi khu vực, chú ý không vỗ vùng dạ dạy, xương ức hay xương sống.

  • Hướng dẫn trẻ ho đối với trẻ lớn:

Ho là một phản xạ của cơ thể, giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích có ở đường hô hấp.

Đối với trẻ lớn cha mẹ có thể hướng dẫn, yêu cầu trẻ ho sau khi được vỗ rung. Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa vỗ tiếp. Cha mẹ hướng dẫn trẻ thực hiện các bước sau:

Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước.

Hít vào

Mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng.

Hít vào lần nữa

Tiếp tục ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ.

Khi trẻ bị viêm phổi cha mẹ nên kiên trì cho trẻ ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, có thể, nên cho trẻ ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, cho trẻ ăn thành nhiều bữa, cẩn thận không để bé sặc, khi bé ho thì nên tạm dừng cho ăn. Nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm,, uống nhiều sữa và nước hoa quả vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa chống mất nước.

Cha mẹ cũng có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống.

  • Chế độ vệ sinh của trẻ viêm phổi:

Cha mẹ lưu ý nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Vệ sinh răng, miệng và mũi, súc miệng sau khi khạc đàm.

Vệ sinh thân thể, vệ sinh da, lưu ý các vùng đè cấn do nằm lâu, ngừa loét.

Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Ngoài ra cha mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ. Hạn chế khách tiếp xúc, khách tới thăm.

Khi nào cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay?

Cha mẹ cần quan sát theo dõi trẻ khi trẻ có một trong những dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

  • Rút lõm lồng ngực ( phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào).
  • Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.
  • Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.
  • Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.

Cuối cùng là lời khuyên của các điều dưỡng Sài Gòn: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cha mẹ trẻ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, không hút thuốc trong phòng có trẻ nhỏ, nơi ở đủ ánh sáng thoáng mát, lưu thông không khí tốt, đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để chăm sóc và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi