Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhận định: trong kỳ xét tuyển ĐH năm 2017, có ngành điểm chuẩn lên mức trên 30 điểm chiếm 1% trong tổng số 4.000 ngành.
- 22 trường Đại học có điểm trúng tuyển cao nhất 2017
- 58 trường Đại học thiếu một nửa chỉ tiêu sau tuyển sinh đợt 1
- Đã có 7 trường Đại học thông báo xét tuyển nguyện vọng đợt 2
Theo trang tin tức Y tế Giáo dục, trước thực trạng thí sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn rớt ĐH gây hoang mang dư luận, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga đã có những giải đáp xung quanh các vấn đề gây tranh cãi này.
Sẽ có thêm nhiều cơ hội cho thí sinh?
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nêu lên quan điểm về điểm chuẩn lên đến 30 điểm
So với những năm trước, kỳ xét tuyển ĐH năm nay không giới hạn nguyện vọng. Đây là phương án tối ưu giúp thí sinh tăng thêm cơ hội vào Đại học. Do đó với những thí sinh có điểm thi cao luôn trúng tuyển vào ngành, trường yêu thích, phù hợp kết quả thi đạt được.
Do đó nguyện vọng của các thí sinh được xét như nhau. Nếu các thí sinh không đủ điểm để xét tuyển nguyện vọng cao, các em có thể xét nguyện vọng khác một cách bình đẳng. Ví như năm 2017, ngành Y đa khoa của trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TP.HCM lấy điểm chuẩn 29,25. Nếu không đủ điểm vào trường này thì các thí sinh có thể xét vào những trường khác cũng đào tạo ngành này lấy điểm chuẩn thấp hơn như: ĐH Y Dược Huế (28,25), ĐH Y Thái Bình (27,5), ĐH Y Dược Hải Phòng (27), ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (27), Khoa Y Dược ĐH Đà Nẵng (26,25)… Do đó đối với những thí sinh đạt 27 điểm nếu muốn theo học ngành Y đa khoa và đã đăng ký vào các trường có đào tạo ngành này thì không thể trượt.
Điểm chuẩn cao là một nghịch lý?
Ngành Công An có điểm chuẩn cao nhất trong số 4000 ngành tuyển sinh
Xét tuyển ĐH năm 2017 tính trên tổng số hơn 4.000 ngành tuyển sinh, chỉ vài chục ngành có điểm chuẩn cao. Các ngành này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (chưa đến 1%) và chủ yếu thuộc về các khối trường quân đội, công an, y dược. Những năm trước do nguyện vọng bị giới hạn nên các thí sinh mặc dù điểm cao nhưng không tự tin nộp vào những ngành này. Năm nay, nguyện vọng không giới hạn nên hầu như các em đạt điểm cao đều đăng ký. Đó là nguồn cơn khiến các chỉ tiêu xét tuyển vào các ngành quân đội, công an lại giảm dẫn đến điểm chuẩn tăng. Vì thế, câu chuyện thí sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn rớt nguyện vọng 1 là không thể tránh khỏi.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng khuyên các thí sinh rằng, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 không có nghĩa trượt đại học. Các thí sinh nên cân nhắc thêm những ngành khác sẽ chắc chắn trúng tuyển. Bởi ngoài một số ngành kể trên, các ngành còn lại việc tăng, giảm điểm chuẩn không có sự biến động quá nhiều so với những năm trước.
Thực tế trong kỳ xét tuyển ĐH vừa qua có không ít thí sinh lo lắng điểm cao liệu có đỗ đại học. Và câu chuyện thí sinh đạt 30 điểm vẫn rớt Đại học càng dấy lên sự bất bình trong dư luận. Xung quanh câu chuyện điểm chuẩn cao là một nghịch lý, thầy Dương Trường Giang – hiện đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nêu lên quan điểm: “Năm nay, số lượng thí sinh có điểm cao khá nhiều. Tự tin vào năng lực của bản thân, các em lại ưu tiên đăng ký vào những trường, ngành mà lâu nay điểm chuẩn vốn dĩ rất cao, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh rất ít. Do đó không thể tránh khỏi tình trạng thí sinh điểm cao vẫn trượt nguyện vọng 1. Các em nên cân nhắc lựa chọn ngành cho phù hợp với số lượng tuyển sinh của từng ngành, trường”.