Cùng tìm hiểu về tình trạng phình động mạch chủ là gì? Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất của cơ thể. Phình động mạch chủ xảy ra khi thành một đoạn của động mạch này bị suy yếu dẫn đến giãn lớn hơn 50% đường kính bình thường
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Cùng tìm hiểu về tình trạng phình động mạch chủ là gì?

Cùng tìm hiểu về tình trạng phình động mạch chủ là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất của cơ thể. Phình động mạch chủ xảy ra khi thành một đoạn của động mạch này bị suy yếu dẫn đến giãn lớn hơn 50% đường kính bình thường

Phình động mạch chủ, căn bệnh nguy hiểm có thể điều trị được

Phình động mạch chủ, căn bệnh nguy hiểm có thể điều trị được

NGUYÊN NHÂN BỆNH PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ LÀ GÌ?

Những nguyên nhân gây nên bệnh phình động mạch chủ là:

  • Hầu hết phình động mạch chủ là do thoái hóa, thành động mạch bị yếu đi theo thời gian gây ra phình
  • Các rối loạn mô liên kết như hội chứng Marfan, hội chứng Loeys-Dietz, hội chứng Ehlers- Danlos..
  • Các nguyên nhân nhiễm trùng, viêm thành động mạch, chấn thương ngực thường gây ra giả phình động mạch chủ.

Ngoài ra, phình động mạch chủ cũng có yếu tố gia đình. Có đến 1/5 số bệnh nhân phình động mạch chủ ngực có người trong gia đình mắc bệnh mà không có các bệnh về mô liên kết

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ LÀ GÌ?

Phình động mạch chủ đa phần diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng, thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe hoặc nhiều khi bệnh nhân tự sờ thấy khối ở bụng rồi đi khám.

Phình động mạch chủ khi có triệu chứng thường là đã có biến chứng hoặc nguy cơ xảy ra biến cố cao.

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết những triệu chứng bệnh phình động mạch chủ như sau:

Triệu chứng phình động mạch chủ ngực

  • Thường gặp nhất là đau ngực. Khi có đau ngực, bệnh nhân thường đã có biến chứng như lóc tách động mạch chủ hoặc khối phình dọa vỡ.
  • Phình ở đoạn động mạch chủ lên hoặc phần quai động mạch chủ: có thể có suy tim kèm theo do hở van động mạch chủ do giãn xoang Valsalva và biến dạng vòng van.
    Xoang Valsalva có thể vỡ vào thất phải tạo ra tiếng thổi liên tục ở tim. Khối phình lớn có thể gây khó nuốt nếu chèn vào thực quản, khàn tiếng khi chèn vào dây thanh quản quặt ngược trái, khó thở,ho máu nếu chèn vào cây khí phế quản, hội chứng tĩnh mạch chủ trên nếu chèn vào tĩnh mạch chủ (phù mặt, cổ, chi trên) và có thể có tai biến mạch não nếu chèn ép vào mạch cảnh.
  • Phình ở động mạch chủ xuống: thường ít triệu chứng hơn so với phình ở đoạn chủ lên và phần quai. Thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi khối phình rất lớn, có thể chèn ép gây đau lưng hoặc đau do biến chứng lóc tách động mạch chủ.

Triệu chứng phình động mạch chủ bụng

  • Giống như phình động mạch chủ ngực, phình động mạch chủ bụng thường không có triệu chứng trong một thời gian dài.
  • Các dấu hiệu có thể gặp của phình động mạch chủ bụng: đau bụng, đau lưng không điển hình, khối ở bụng đập theo nhịp đập của tim, tắc mạch chi dưới do thuyên tắc huyết khối hoặc mảng xơ vữa từ khối phình bắn đi.
  • Triệu chứng của phình động mạch chủ vỡ: sốc, tụt huyết áp, đau ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi, màng tim (với vỡ phình động mạch chủ ngực), đau bụng, chướng bụng, hội chứng chảy máu trong ổ bụng (với vỡ phình động mạch chủ bụng). Bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ nếu không phẫu thuật, can thiệp kịp thời chắc chắn tử vong.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG  NÀO CÓ NGUY CƠ BỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ?

Ngoài các nguyên nhân đã đề cập ở trên, các yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ cũng giống các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch:

  • Giới nam.
  • Tuổi cao.
  • Hút thuốc lá.
  • Tăng huyết áp.
  • Rối loạn mỡ máu.

Ngoài ra, đái tháo đường là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch, tuy nhiên nó không có mối liên quan đến phình động mạch chủ.

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng học ngoài giờ hành chính

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng học ngoài giờ hành chính

PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Phòng ngừa bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch và điều trị các bệnh tim mạch:

  • Thay đổi lối sống: giảm cân, tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày 30 phút, ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Kiểm soát huyết áp: dùng thuốc đều đặn, chế độ ăn giảm muối, nhiều rau xanh, ít mỡ động vật.
  • Điều trị rối loạn lipid máu…
  • Hội tim mạch châu Âu (ESC) khuyến cáo nên siêu âm tầm soát phình động mạch chủ bụng với tất cả nam giới trên 65 tuổi (mức bằng chứng mạnh IA), hoặc phụ nữ trên 65 tuổi có tiền sử hút thuốc lá (mức bằng chứng yếu hơn IIb).
  • Năm 2018, nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm thuốc quinolone (levofloxacin, moxifloxacin..) làm tăng nguy cơ lóc tách động mạch chủ và vỡ phình mạch chủ. Năm 2019, FDA (cục quản lí dược Hoa Kì) đã chính thức cảnh báo không nên dùng nhóm quinolone cho những bệnh nhân phình động mạch chủ hoặc có nguy cơ phình động mạch chủ.

Qua bài viết trên, Cao đẳng Y Dược Hà Nội muốn gửi tới bạn đọc những thông tin tham khảo về bệnh phình động mạch chủ. Mọi người cần lưu ý trong khi điều trị bệnh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi