Cùng tìm hiểu những yếu tố nào làm tăng nguy cơ suy giáp? Suy giáp là một hội chứng chứ không phải một bệnh riêng biệt. Nếu không được điều trị suy giáp sẽ dẫn đến diễn biến nghiêm trọng, vậy suy giáp do yếu tố nào gây nên?
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Cùng tìm hiểu những yếu tố nào làm tăng nguy cơ suy giáp?

Cùng tìm hiểu những yếu tố nào làm tăng nguy cơ suy giáp?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Suy giáp là một hội chứng chứ không phải một bệnh riêng biệt. Nếu không được điều trị suy giáp sẽ dẫn đến diễn biến nghiêm trọng, vậy suy giáp do yếu tố nào gây nên?

Suy giáp được biết là một hội chứng chứ không phải bệnh riêng biệt

Suy giáp được biết là một hội chứng chứ không phải bệnh riêng biệt

Hội chứng suy giáp là gì?

Suy giáp (nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp) là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản sinh đủ hormon như thyroxine, T3, T4 cần thiết cho quá trình kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể.

Biểu hiện có thể xảy ra khi suy tuyến giáp là hạ canxi máu hay ảnh hưởng đến hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể.

Suy giáp rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Tuy vẫn có khả năng ngăn ngừa và điều trị nhưng một số trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi và cần phẫu thuật phức tạp.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hội chứng suy giáp là gì?

Suy giáp là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hoóc-môn tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hoá trên lâm sàng và xét nghiệm.

Dưới đây là 5 yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giáp như sau:

Bệnh tự miễn

Một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến của suy giáp là bệnh tự miễn trong đó cơ thể sản sinh các kháng thể chống lại tuyến giáp dẫn tới giảm bài tiết hoóc-môn tuyến giáp. Trong số nhiều bệnh tự miễn, bệnh Grave và viêm tuyến giáp Hashimoto là khá phổ biến.

Thiếu i-ốt

Chế độ ăn thiếu i-ốt là một yếu tố nguy cơ gây suy giáp. Vì phần lớn mọi người hiện nay đã sử dụng muối i-ốt, nguy cơ này đã giảm nhưng ở những khu vực khẩu phần i-ốt thấp, nguy cơ này vẫn cao. Do vậy, hãy dùng muối i-ốt để giảm nguy cơ suy giáp.

Tiểu đường týp 1

Không giống tiểu đường týp 2, tiểu đường týp 1 là bệnh di truyền do tự miễn. Vì vậy, những người bị tiểu đường thanh thiếu niên có nguy cơ cao do kháng thể tự miễn.

Mãn kinh

Vì mãn kinh gây ra nhiều thay đổi hoóc-môn trong cơ thể, đặc biệt khi bạn ở độ tuổi 50, nguy cơ suy giáp cũng tăng. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể bị suy giáp tạm thời sau khi mang thai.

Thay đổi tuyến yên

Mặc dù không khá phổ biến, những thay đổi trong hoạt động của tuyến yên có thể dẫn tới giảm bài tiết hoóc-môn tuyến giáp. Nguyên nhân là vì tuyến yên điều chỉnh sự bài tiết của TSH (hoóc-môn kích thích tuyến giáp), từ đó khiến bạn tăng nguy cơ bị suy giáp.

Đào tạo tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng học cuối tuần

Đào tạo tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng học cuối tuần

Mách bạn cách phòng ngừa hội chứng suy giáp

Vì biểu hiện của suy giáp thường không rõ ràng nên phòng ngừa suy tuyến giáp còn gặp nhiều hạn chế, tuy nhiên có một số cách có thể phòng ngừa suy giáp ở người bệnh như:

  • Bệnh nhân có anti-TPO tăng mà chưa có biểu hiện lâm sàng suy giáp thì cần theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi chuẩn bị có thai cần được làm xét nghiệm tầm soát sớm bệnh suy giáp vì 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi chưa hình thành tuyến giáp thì cần đến lượng hormon tuyến giáp lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh, nếu trong quá trình này mà thiếu hormon do mẹ bị suy giáp thì trẻ sinh ra dễ bị kém phát triển trí tuệ và đần độn.
  • Những đứa trẻ là con của bà mẹ bị bệnh suy giáp cần được xét nghiệm lấy máu gót chân ngay những ngày đầu sau sinh để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp.
  • Xét nghiệm hormon giáp cần làm ở những cặp vợ chồng vô sinh.

Suy giáp có biện pháp điều trị bệnh như thế nào?

Theo Bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Chỉ có một số ít trường hợp suy giáp có nguyên nhân do tai biến khi dùng thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc suy giáp thoáng qua do viêm giáp có thể tự hồi phục. Còn lại đa phần các trường hợp suy giáp phải điều trị thay thế bằng hormon giáp.

Những loại thuốc thay thế hormon tổng hợp tuyến giáp hoặc levothyroxine, nên được sử dụng hàng ngày vì cơ thể cần được cung cấp một lượng thuốc mới mỗi ngày.

Tuy nhiên, nếu liều lượng thuốc quá cao có thể gây nên biến chứng như: căng thẳng, run rẩy, loãng xương và tăng sự đi tiêu, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu để kiểm tra liều dùng thuốc có nên thay đổi hay không.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi