Cùng Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu về bệnh tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày trở lên. Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người lớn, tuy nhiên hay gặp nhất vẫn là trẻ em
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Cùng Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu về bệnh tiêu chảy

Cùng Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu về bệnh tiêu chảy

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày trở lên. Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người lớn, tuy nhiên hay gặp nhất vẫn là trẻ em

Cùng Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu về bệnh tiêu chảy

Cùng Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu về bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy được coi là nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng và còi xương ở trẻ nhỏ. Các hậu quả về lâu về dài khác có thể xảy khi mắc tiêu chảy kéo dài gồm có thể chất yếu, và kém phát triển trí tuệ.
Theo tổ chức Y tế thế giới, bệnh tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở các nước đang phát triển và đứng thứ hai trong số các bệnh gây tử vong trẻ em trên thế giới.

Bệnh tiêu chảy được đánh giá qua mức độ như thế nào?

Mức độ chung của bệnh tiêu chảy:

+ Tiêu chảy nhẹ (đi ngoài ít hơn10 lần/ngày – không có tình trạng mất nước)
+ Tiêu chảy vừa (đi ngoài 10-20 lần/ngày – mất nước nhẹ hoặc vừa, ngộ độc nhẹ)
+ Tiêu chảy nặng (đi ngoài > 20 lần/ngày, mất nước nặng và có dấu hiệu nhiễm độc)

Thời gian tiêu chảy được kéo dài trong bao lâu?

+ Tiêu chảy cấp (<14 ngày)
+ Tiêu chảy kéo dài (14-30 ngày)
+ Tiêu chảy mạn tính (trên 30 ngày)

Tính chất phân của bệnh tiêu chảy là gì?

Phân có máu (tiêu đàm máu – hội chứng lỵ Shigella, Samonella) và phân nước.
Bệnh tiêu chảy được phân loại và do nguyên nhân triệu chứng như thế nào?
Bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm nấm…

  • Mức độ bệnh tiêu chảy do virus

– Thường hay gặp ở trẻ em.
– Phân nước: màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.
– Sốt nhẹ, nôn nhiều.

  • Mức độ bệnh tiêu chảy do vi khuẩn

– Thông thường (do ngộ độc/loạn khuẩn)
+ Đau quặn bụng kèm đi ngoài phân nát/ nước nhưng thường khỏi đau bụng ngay sau khi đi ngoài.
+ Số lần đi 3-5 lần/ngày.
+ Thường không sốt.

  • Mức độ bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả

+ Phân nước, tanh, trắng đục lờ lờ như nước vo gạo.
+ Tiêu chảy dữ dội (>20 lần/ngày) kèm Nôn thốc tháo (không đau bụng, không mót. rặn)
+ Dấu hiệu mất nước rõ: mặt hốc hác, lờ đờ, mắt trũng, tim đập yếu, thân nhiệt hạ.

  • Mức độ bệnh tiêu chảy do lỵ trực khuẩn

+ Thường khởi phát nhanh: Đau bụng dữ dội, sốt cao (phát triển thành dịch)
+ Hội chứng lỵ: Đi ngoài mót rặn, phân nhầy lẫn máu tươi.

  • Mức độ bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng: Lỵ amib

+ Thường có biểu hiện đau quặn bụng, mót rặn.
+ Đi ngoài có phân nhầy lẫn máu.

  • Mức độ bệnh tiêu chảy do nấm

+ Nấm Candida.
+ Tiêu chảy kéo dài, ăn không tiêu.

  • Mức độ bệnh tiêu chảy đơn thuần

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết bệnh tiêu chảy đơn thuần là do:

– Do tiêu hóa kém, lạnh bụng.
– Do thuốc.
+ Đi ngoài phân lỏng.
+ Đi ngoài từ 2- 3 lần/ ngày.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng

Bệnh tiêu chảy được điều trị như thế nào?

– Thông thường (do ngộ độc/loạn khuẩn)

  • Điều trị bệnh tiêu chảy do Virus

Hướng điều trị bệnh tiêu chảy do virus:
+ Bù nước và điện giải.

Và sử dụng men vi sinh, kẽm cho bệnh tiêu chảy do virus.

Dùng các thuốc: Oresol, Hydrite.

  • Điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn

Hướng điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn:
+ Cần bù nước điện giải cho bệnh nhân.
+ Dùng thuốc tây, uống kháng sinh: Berberin, Biseptol… (nếu vẫn đau bụng sau khi đi ngoài).

Và sử dụng men vi sinh cho bệnh tiêu chảy do vi khuẩn.

Dùng các thuốc: Enterogermina, Lactomin, Biseptol, Nalidixic….

  • Điều trị bệnh tiêu phẩy khuẩn tả

Hướng điều trị bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả:

+ Bù nước và điện giải (truyền + uống)
+ Cầm tiêu chảy (nếu số lần đi không ngừng tăng lên)
+ Kháng sinh (Tetracyclin, Cloramphenicol, Biseptol)

  • Điều trị bệnh tiêu do lỵ trực khuẩn

+ Sử dụng kháng sinh (Quinolon)
+ Bù nước và điện giải nhanh chóng

Và sử dụng men vi sinh cho bệnh tiêu chảy do lỵ trực khuẩn.

  • Điều trị bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng

Hướng điều trị bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng:

– Thuốc điều trị lỵ amip.
– Thuốc giảm đau.
– Kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn phối hợp.
Dùng các thuốc: Metronidazol, Nospa, Biseptol.

  • Điều trị bệnh tiêu chảy do nhiễm nấm

– Thuốc điều trị nấm: Nystatin,…

  • Điều trị bệnh tiêu chảy đơn thuần

– Khi tiêu hóa kém: Sử dụng men vi sinh.
– Khi bị lạnh bụng: Uống trà gừng hoặc ăn tỏi nướng.
– Đối với thuốc: Ngừng thuốc, bù nước và điện giải, men vi sinh, kẽm

Qua bài viết trên Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội muốn gửi tới bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh tiêu chảy. Nhằm phổ cập thông tin cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh được dứt điểm.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi