Công việc của bác sĩ nạo phá thai là “sát sinh”, “thất đức”? Phá thai vốn là hành động “sát sinh”, “thất đức”, nhưng lại là công việc và nghĩa vụ của những bác sĩ khoa sản. Mỗi ngày, họ phải tước bỏ mạng sống của hàng chục thai nhi...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Công việc của bác sĩ nạo phá thai là “sát sinh”, “thất đức”?

Công việc của bác sĩ nạo phá thai là “sát sinh”, “thất đức”?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Phá thai được coi là hành động “sát sinh”, “thất đức” nhưng lại là công việc chính của những bác sĩ khoa sản. Mỗi ngày, họ phải tước bỏ mạng sống của hàng chục thai nhi…

Công việc của bác sĩ nạo phá thai là “sát sinh”, “thất đức”?

Công việc của bác sĩ nạo phá thai là “sát sinh”, “thất đức”?

Bác sỹ Lê Thị Kim Dung – Phó Giám đốc Viện Sức khỏe sinh sản, người đã có 30 năm trong nghề chia sẻ: Theo thời gian, cảm giác tội lỗi nặng nề mỗi khi thực hiện một pha nạo phá thai chỉ nhạt đi, chứ không hề biến mất, nó vẫn luôn thường trực trong lòng người bác sĩ…

Nạo phá thai là công việc “sát sinh”, “thất đức”?

Trong suy nghĩ của nhiều người quan tâm đến tâm linh, nạo phá thai bị coi là công việc “thất đức” có thể quy vào tội “sát sinh”. Không ai muốn phải chấm dứt cuộc sống của một sinh linh ngay từ khi còn chưa chào đời, tuy nhiên với bác sĩ làm nghề nạo phá thai, đây lại là công việc bắt buộc thực hiện hàng ngày. Sau mỗi ca thực hiện đều là cảm giác day dứt khi phải vĩnh biệt một sinh linh khỏi thế giới. Đây là điều nặng nề không phải ai cũng đối mặt được.

Giống như Bác sĩ Kim Dung, các bác sĩ nạo phá thai luôn phải đối mặt với cảm xúc day dứt trước những tình huống khó khăn của cuộc sống, thậm chí có người tự hỏi phải chăng mình đã làm chuyện “thất đức” sau này sẽ bị nghiệp chướng? Trong thời gian hành nghề của mình, bác sĩ không thể nhớ được đã điều trị cho bao nhiêu người, thực hiện bao nhiêu ca nạo phá thai, nhưng cảm xúc nặng trĩu mỗi khi hoàn thành công việc thì luôn hiện hữu trong lòng.

Tuy nhiên đó là công việc, trong bối cảnh nạo phá thai vẫn được coi là hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, đây là nhiệm vụ mà người bác sĩ không thể chối từ.

Tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam

Tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam

Bác sĩ Nam Anh – Giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngoài giờ hành chính, chia sẻ: “Khi người mẹ đã quyết định tìm đến bác sĩ để từ bỏ đứa con của mình nghĩa là họ có những lý do riêng. Thông thường tùy vào tình trạng thai nhi bác sĩ sẽ khuyên mẹ suy nghĩ lại. Tuy nhiên rất ít trường hợp giữ lại đứa con theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu bác sĩ từ chối, nhiều người sẽ tìm đến một địa chỉ khác hoặc tự mua thuốc về uống, điều này rất nguy hiểm và có thể mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí ảnh hưởng tính mạng của người mẹ. Nhiều trường hợp khác dọa sẽ tự tử, khi đó, lựa chọn phá thai là người mẹ đã bị đẩy vào đường cùng, nếu không được thực hiện, họ sẽ thực hiện nhiều hành động nguy hiểm trong lúc quẫn trí.

Nặng lòng tâm sự của Bác sĩ chuyên nạo phá thai

Bất kỳ người mẹ nào khi quyết định phá thai đều có những nỗi niềm riêng. Có người đau khổ, tiếc nuối khi phải bỏ đi đứa con của mình trong trường hợp bất đắc dĩ vì thai bị dị tật, sức khỏe của mẹ không đảm bảo…Nhưng cũng có trường hợp phải tìm đến bệnh viện nạo phá thai vì những lý do vừa giận, vừa thương như “bố đứa trẻ không cưới”, “Cháu còn đang đi học”, “Cháu  bị hiếp”…

Nặng lòng tâm sự của Bác sĩ chuyên nạo phá thai

Nặng lòng tâm sự của Bác sĩ chuyên nạo phá thai

Mặc dù đã được bác sĩ dốc sức khuyên ngăn giữ lại thai nhi đang khỏe mạnh, mức tiền phá thai cũng rất đắt (được công khai từ trước), cùng rất nhiều nguy cơ sau này, trong đó có cả nguy cơ vô sinh… để những người mẹ trẻ thấy được tổn thấy cả vật chất và tinh thần, cả hiện tại và tương lai. Tuy nhiên đây vẫn là quyết định dứt khoát của nhiều người sau những lần lầm lỡ của mình.

Minh Phương, cô sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng năm cuối, trong quá trình thực đã chứng kiến không ít câu chuyện đau lòng về những cô gái trẻ quá ngây ngô và non nớt để trót dại mà phải chịu hậu quả. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp “trót dại” đến 4 – 5 lần khiến ngay cả bác sĩ cũng không thể chấp nhận được.

Ai cũng đều nhẹ nhõm, hân hoan sau khi hoàn thành công việc, nhưng với bác sĩ nạo phá thai, những ngày “được việc” cũng là ngày niềm trăn trở nhiều hơn cả. Sau những giây phút ở bệnh viện, người bác sĩ lại trở về với gia đình,hoàn thành nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ với nỗi lòng nặng trĩu không nguôi…

Nguồn: Caodangyduoc.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi