Chuyên gia Y Dược Hà Nội chỉ ra những nguyên nhân gây sâu răng Sâu răng biểu hiện ở cơn đau nhức, ê buốt răng khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và lo lắng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, công việc. Tìm hiểu nguyên nhân đau vai gáy giúp điều trị bệnh hiệu quả Phương pháp xử lý khi bị viêm kết mạc có giả ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Chuyên gia Y Dược Hà Nội chỉ ra những nguyên nhân gây sâu răng

Chuyên gia Y Dược Hà Nội chỉ ra những nguyên nhân gây sâu răng

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sâu răng biểu hiện ở cơn đau nhức, ê buốt răng khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và lo lắng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, công việc.

Cần 4 yếu tố đồng thời tương tác để gây ra sâu răng

Cần 4 yếu tố đồng thời tương tác để gây ra sâu răng

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng (men răng, ngà và cement), đặc trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu và không hoàn nguyên được.

Nguyên nhân gây sâu răng

Nguyên nhân tại chỗ: Theo bác sĩ Trần Anh Tú, Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cần 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo nên sang thương răng. Đó là: răng nhạy cảm, vi khuẩn, chất đường, thời gian.

  • Răng: răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng. Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa. Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm. Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở vùng cổ mỏng, giắt thức ăn. Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng. Răng bị khiếm khuyết trong cấu tạo như thiếu sản men, ngà rất dễ bị sâu. Răng bị mòn phần men cũng dễ bị sâu hơn. Răng mới mọc kém cứng, dễ bị tác dụng của acid, với thời gian men răng được tái khoáng hóa làm chúng đề kháng hơn với acid.
  • Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân cần thiết để khởi đầu cho bệnh sâu răng, tuy không có loại vi khuẩn đặc biệt gây sâu răng, nhưng không phải tất cả vi khuẩn trong miệng đều gây ra sâu răng. Vi khuẩn bao gồm lượng mảng bám, các chất biến dưỡng và độc tố của nó. Tùy theo vai trò gây sâu răng, các vi khuẩn được chia làm 2 nhóm: vi khuẩn tạo acid, vi khuẩn giải protein.
  • Thực phẩm: Là một yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, vì nó cũng là chất dinh dưỡng của vi khuẩn. Tùy theo loại thực phẩm, tính chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có thể sâu răng hoặc không. Carbohydrat : Thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất. Protid: Loại nguyên thủy ít gây sâu răng, loại chế làm tăng sâu răng do tính chất bám dính của nó. Lipid:Các chất béo không gây sâu răng.
  • Thời gian: vi khuẩn vào môi trường miệng, tự nó không gây sâu răng mà phải có đường giúp cho sự chuyển hóa của vi khuẩn. Sâu răng không phụ thuộc vào số lượng, số lần sử dụng đường mà phụ thuộc thời gian đường và mảng bám vi khuẩn tồn tại trên bề mặt răng. Thời gian tồn tại càng lâu thì vi khuẩn chuyển hóa đường thành acid càng nhiều và acid tấn công gần như thường xuyên trên bề mặt răng làm mất khoáng men.
  • Nước bọt: Là môi trường hoạt động của các vi khuẩn trong miệng, nước bọt tiết càng nhiều càng giảm sâu răng. Ngoài ra, tính chất nước bọt lỏng hay quánh cũng ảnh hưởng đến bệnh sâu răng, nước bọt càng quánh thì sâu răng càng cao.

Nguyên nhân tổng quát: Đây là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sâu răng.

  • Nòi giống (chủng tộc, dân tộc)
  • Phái tính
  • Di truyền
  • Tuổi
  • Nghề nghiệp
  • Yếu tố nội tiết
  • Bệnh toàn thân
  • Kinh tế – văn hoá – xã hội

Trám răng là biện pháp giúp điều trị sâu răng hiệu quả

Trám răng là biện pháp giúp điều trị sâu răng hiệu quả

Điều trị sâu răng

  • Sâu men: Trước đây thường phá sạch các rãnh mặt nhai để trám dự phòng. Ngày nay nhờ những hiểu biết mới, men răng có khẳ năng tái khoáng hóa, nên sâu men không cần điều trị chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng và tăng cường sử dụng Flour. Tuy nhiên, với trẻ có nguy cơ sâu răng cao như vệ sinh răng miệng không tốt, thường xuyên ăn chất đường thì các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên nên trám dự phòng bằng composite, glass ionomer cement.
  • Sâu ngà: Nguyên tắc chung trong điều trị sâu ngà là làm sạch lỗ sâu bằng cách nạo sạch ngà mềm, sát khuẩn cà trám kín với vật liệu thích hợp, nhằm làm mất cảm giác đau cho bệnh nhân. Ngày nay với vật liệu hiện đại có thể trám răng mà không cần máy khoan răng, được gọi là kỹ thuật trám răng không sang chấn.

Dự phòng sâu răng

Ngày nay việc dự phòng sâu răng không khó, dựa vào nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, chúng ta đã biết để sâu răng cần có 4 yếu tố cơ bản hiện hữu đồng thời:

  • Một lượng đủ lớn vi khuẩn sinh sâu răng
  • Một răng dễ bị sâu
  • Đường, bột
  • Thời gian tồn tại của đường, mảng bám trên răng.

Sâu răng không xảy ra, hoặc được phòng ngừa hoặc được ngăn chặn khi 1 trong 4 yếu tố trên không còn. Bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp sau:

  • Giảm số lượng vi khuẩn (tác nhân) bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng.
  • Giảm mặt răng dễ bị sâu (vật chủ) bằng cách tăng cường sử dụng Fluor.
  • Giảm sự tiếp xúc thường xuyên với chất bột, đường, tránh ăn vặt, hạn chế ăn bánh kẹo…

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi