Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 15/6, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định việc bỏ biên chế giáo viên mới chỉ là đề xuất của Bộ GD&ĐT.
- Tạo điều kiện tối đa để thí sinh làm bài tốt nhất trong kỳ thi THPT năm 2017
- Nguy hiểm tình trạng gian lận bằng công nghệ cao trong kỳ thi THPT Quốc gia
- 3 nguyên lý cơ bản giúp thí sinh đạt điểm tối đa môn Vật Lý trong kỳ thi THPT quốc gia
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đặt câu hỏi về vấn đề bỏ biên chế giáo viên
Theo tình hình tin tức giáo dục trong nước hiện nay thì giữa tháng 5.2017, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào đạo Phùng Xuân Nhạ đã có cuộc tiếp xúc với cử tri ở Bình Định, trong đó có các cán bộ quản lý giáo dục tại đây về vấn đề giáo viên đang là định biên. Sắp tới Bộ sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng, có chế độ đãi ngộ lớn. Sau khi nội dung trao đổi này được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, câu chuyện của hơn 1 triệu giáo viên và gia đình của họ đã làm nóng cả Nghị trường Quốc hội.
“Biên chế giáo viên” xuất hiện trong các phiên thảo luận của Quốc hội
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có góp mặt tại phiên chất vấn ngày 15/6 vừa qua của thủ tướng chính phủ Trương Hòa Bình đã trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) về quan điểm chỉ đạo của Chính phủ như thế nào đối với vấn đề hướng tới bỏ biên chế giáo viên, nhằm trấn an tinh thần của cử tri ngành giáo dục?
Thủ tướng khẳng định, Bộ GD&ĐT đề xuất hướng đến việc bỏ biên chế và ký hợp đồng với viên chức nhằm tạo động lực để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có động lực sáng tạo đổi mới cách làm, nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ cho người dân. Đề xuất cũng thể hiện mong muốn đội ngũ công chức sẽ trở thành những người cán bộ chuyên nghiệp trong bộ máy công quyền.
Trước đó, tại buổi thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngày 9-6, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện đã bày tỏ quan điểm ủng hộ đề xuất của Bộ GD&ĐT về chuyển đổi cơ chế đối với giáo viên từ biên chế sang hợp đồng. Tuy nhiên, bà cho rằng cần phải có tiến trình cụ thể và nên đặc biệt lưu ý đến khu vực vùng sâu, vùng xa.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu của tỉnh An Giang cũng kiến nghị Chính phủ thận trọng trong triển khai chủ trương này. Đại biểu chia sẻ thực tế có nhiều giáo viên công tác tại vùng cao, xa xôi, hẻo lánh nhưng không hoàn toàn vì tiền mà vì mong muốn hy sinh tuổi thanh xuân để được suất biên chế nhà nước. Bởi vậy, nếu đề xuất được đưa vào thực tiễn sẽ khiến họ không khỏi hụt hẫng. Do đó, cần có những chính sách cụ thể để động viên tinh thần đội ngũ này, để họ yên tâm tiếp tục công tác. Đại biểu tỉnh An Giang cũng cho rằng, nếu trao toàn quyền tuyển chọn, đánh giá ký kết hợp đồng với giáo viên cho các hiệu trưởng mà không tuyển chọn kỹ càng, có thể xảy ra nhiều tiêu cực.
“Biên chế giáo viên” xuất hiện trong các phiên thảo luận của Quốc hội
Những giải đáp của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Trước những ý kiến đóng góp của các đại biểu ngày 9/6, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải có nguồn lực và động lực. Trong đó, động lực đối với giáo viên và quản lý nhà giáo hết sức quan trọng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều giáo viên có tâm lý vào biên chế để ổn định nên thiếu động lực phát triển, dẫn đến chất lượng giáo dục không cao.
Bộ GD&ĐT hướng đến nghiên cứu, đề xuất thí điểm chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động, ở các trường đại học và một số trường THPT, Trên cơ sở đó Bộ sẽ điều chỉnh hướng thực hiện và nhân rộng mô hình này.
Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục theo Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo và chủ trương chuyển đổi từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động. Bộ GD&ĐT quyết tâm đưa ra khỏi ngành những giáo viên không đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục hiện nay.
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vấn đề cải cách giáo dục, thực hiện Nghị quyết Thực tế đối với chế độ công chức, viên chức hiện nay bộc lộ nhiều bất cập. Thể hiện rõ nét trong tuyển dụng cấp phổ thông, dẫn đến tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên các bộ môn.
Không chỉ riêng giáo viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội– Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur mà nhiều giáo viên từ nhiều cấp ngành khác nhau đều thắc mắc bởi cho đến nay, câu hỏi đề xuất bỏ biên chế giáo viên chuyển sang cơ chế hợp đồng lao động có đi vào thực tiễn không vẫn còn bỏ ngỏ. Bởi, đây là vấn đề nan giải, liên quan đến chủ trương, pháp luật như: luật công chức, viên chức và chính sách đối với viên chức, người lao động, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cần nhiều thảo luận và chỉ đạo hơn nữa của Chính phủ cũng như các Bộ, ngành liên quan.