Chặng đường 6 năm đầy sóng gió để trưởng thành trong ngành Y Học tập và làm việc trong ngành Y không hề dễ dàng, đó là cả chặng đường đầy gian nan, thử thách nhưng chính khó khăn đó lại giúp các bạn trưởng thành hơn rất nhiều. Thời điểm nào Trai ngành Y dễ ngoại tình nhất? Những tình huống dở khóc dở cười của gái ...
Trang chủ > Cao Đẳng Y > Chặng đường 6 năm đầy sóng gió để trưởng thành trong ngành Y

Chặng đường 6 năm đầy sóng gió để trưởng thành trong ngành Y

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Học tập và làm việc trong ngành Y không hề dễ dàng, đó là cả chặng đường đầy gian nan, thử thách nhưng chính khó khăn đó lại giúp các bạn trưởng thành hơn rất nhiều.

Để trở thành Bác sĩ là cần rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng

Để trở thành Bác sĩ là cần rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng

Bài viết của Nguyễn Phương Thúy (28 tuổi, đến từ Hà Nội, công tác tại Phòng Cấp cứu ở một Bệnh viện Đa Khoa) gửi đến một chàng trai thi trượt ngành Bác sĩ đa khoa. Theo đó, cô gái trải lòng cho chàng trai cũng như các bạn có ý định học Y khoa biết được thật sự những nỗi vất vả trong ngành.

Gian nan con đường của sinh viên ngành Y

Phương Thúy cho hay học và trở thành bác sĩ ở Việt Nam có nhiều khó khăn mà các bạn trẻ phải lường trước khi dấn thân vào nghề, ngay cả khi học Trung Cấp Y Dược trở thành Y sĩ cũng cần rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng.

Không ít người nghĩ: “Nhất Y, nhì Dược”. Ra trường chỉ có duy nhất một con đường để theo đuổi nên ổn định, thấy nghề danh giá, chắc dễ xin việc. Hay mọi người thường cho rằng: “Bác sĩ ở đâu cũng cần, xin việc đâu chả được. Lương thì ổn định, sau này mở phòng khám tư nhân kiếm tiền tiêu chẳng hết…”.

Những quan điểm trên Thúy khẳng định đó thực chất là suy nghĩ của những người chưa từng học Y hay làm nghề khám chữa bệnh. Thúy cho biết, chưa nói đến vất vả khi hành nghề, ngay cả khi trên ghế nhà trường thôi nếu không vững niềm tin và đam mê đủ lớn thì việc dừng lại giữa chừng cũng là chuyện sớm muộn. 6 năm qua, cô đã không ít lần chứng kiến những người bạn của mình không thể vượt qua rào cản tâm lý cũng như khó khăn nghề Y

Năm thứ nhất đại học, Thúy có một người bạn cùng khóa nghỉ học ngay buổi thực hành giải phẫu đầu tiên chỉ vì không thể chịu nổi mùi phooc-môn ngâm xác, lại càng không dám nhìn xác người khô đặt trên bàn thí nghiệm.

Năm thứ hai đại học, một bạn trẻ khác sau rất nhiều lần lấy hết can đảm để mổ chó trong giờ phẫu thuật thực hành, đã quyết định dừng lại, do không chịu nổi mùi máu, không dám nhìn thấy máu.

Năm thứ ba, tiếp tục một người khác khóc ngất khi chứng kiến bệnh nhân chấn thương, chân tay gần như đứt lìa và dập nát vào cấp cứu

Năm thứ tư, một sinh viên Y khoa xin dừng học vì không thể theo kịp khối lượng kiến thức đồ sộ phải học trong trường.

Năm thứ năm, Thúy ngỡ ngàng khi chứng kiến thêm một người bạn nữa thôi học hẳn, sau đợt xin nghỉ để điều trị bệnh lao. Hai tuần đi thực tập ở bệnh viện lao phổi, dù đã tuân thủ rất nghiêm ngặt cách phòng bệnh, có ngày ho, khạc đờm nhiều quá, cậu bạn này tình cờ đi khám, biết mình cũng mắc lao.

Đến năm cuối, Phương Thúy đau đớn biết tin một cậu bạn phương xa lầu tự tử. Trước khi đi, chàng trai để lại bức thư cho gia đình, nói rằng ở trường nhiều bạn, thầy cô giỏi quá, áp lực học hành, nghề nghiệp khiến cậu không thể tìm thấy lối thoát cho bản thân.

Lúc tốt nghiệp, không ít bạn bè của Thúy cũng quyết định không theo nghề nữa.

Nữ bác sĩ chia sẻ nhiều bạn trẻ hiện ấp ủ giấc mơ làm bác sĩ. Song không phải ai cũng hiểu được để trở thành bác sĩ thực thụ là cả hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ, là sự can đảm và trung thực, là sự rèn luyện khắt khe đến ghê người, là ti tỉ thứ áp lực vô hình đè nặng lên từ rất nhiều phía.

Hãy sống và làm việc với đam mê và quyết tâm

Sinh viên Cao đẳng Y Dược hãy sống và làm việc với đam mê và quyết tâm

Hãy sống và học tập với đam mê và quyết tâm

Học làm bác sĩ không chỉ đơn giản là điểm số đầu vào cao ngất ngưởng và một trí tuệ thông minh vượt trội mà cần có sự quyết tâm, vượt qua sợ hãi và thực sự yêu nghề: “Mình thấy mọi người nói về những mặt tích cực khi học y, bởi vậy muốn chia sẻ thêm cả khó khăn để các bạn trẻ có cái nhìn đa chiều hơn về nghề này”, Thúy nói.

Theo Thúy, đây là các câu chuyện thật, sự việc đau lòng cô chứng kiến trong gần 8 năm học tập và theo ngành y. Sống xa gia đình, lại chịu áp lực lớn từ công việc nhưng Thúy chưa từng nghĩ tới việc bỏ nghề.

“Với mình, hiện tại mới là quan trọng và ở hiện tại, mình thật sự đam mê và muốn gắn bó với nghề”, nữ bác sĩ trẻ nói.

Những khó khăn của sinh viên ngành y Với đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, quá trình để trở thành một bác sĩ vô cùng gian nan, vất vả và kéo dài lên tới hàng chục năm. Đó là chưa kể, khi ra trường đã 24 tuổi, rồi đi làm thêm 1,2 năm là 26, 27 tuổi, tuồi mà nhiều cô gái học ngành Y đều mang trong mình nỗi lo sợ “Ế”.

Đồng quan điểm với Thúy, Phương Nga – bác sĩ thực tập cho hay một ngày trực cấp cứu, chứng kiến 5 cái chết với những cảnh đời khác nhau, đó là cảnh cha mất con, vợ mất chồng, chồng mất vợ…, cô nhiều lần không kìm được nước mắt.

Nữ bác sĩ tâm sự nếu không có niềm đam mê với nghề, cô chắc chắn không thể vượt qua những căng thẳng cực lớn khi bệnh nhân chết ngay trên bàn mổ, dẫn tới sự suy sụp nơi phòng bệnh tuy nhiên con đường càng gian nan càng tôi luyện cho cô trưởng thành, vững bước hơn đi về phía trước.

Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược sưu tầm

 

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn nhập học trực tuyến Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Hà Nội năm 2022

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn thí sinh thủ tục nhập học trực tuyến Cao đẳng Y Dược hệ chính quy năm 2022, nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh ở xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Điều này cũng cho thấy sự tiếp cận mạnh mẽ của Nhà trường đối với công nghệ kỹ thuật hiện đại trong tuyển sinh và đào tạo.

Chat với chúng tôi