Bộ Giáo dục muốn “khai tử” hệ đào tạo tại chức? Theo đó các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung Bỏ biên chế giáo viên không nâng cao chất lượng giáo dục? Thay đổi mới: Học phí Đại học được xác định theo cơ chế ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Bộ Giáo dục muốn “khai tử” hệ đào tạo tại chức?

Bộ Giáo dục muốn “khai tử” hệ đào tạo tại chức?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo đó các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung

Bộ Giáo dục muốn “khai tử” hệ đào tạo tại chức?

Bộ Giáo dục muốn “khai tử” hệ đào tạo tại chức?

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có 36/73 điều của Luật Giáo dục đại học năm 2012 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sửa đổi.

Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo là tên gọi hình thức đào tạo chính quy và hệ vừa học vừa làm (hay còn gọi là hệ tại chức) được đổi thành hình thức đào tạo tập trung và không tập trung.

Cụ thể, tại Điều 6, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học nêu:

“Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung”.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã đưa ra 2 hình thức đào tạo là tập trung và không tập trung.

Tuy nhiên, tập trung hay không tập trung đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn. Do đó, hình thức đào tạo sẽ không được ghi trên văn bằng đại học.

Theo tin tức Y tế Giáo dục cập nhật được: Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đưa ra quan điểm rằng:

Ở Việt Nam từ trước tới nay mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định bằng đại học tại chức và bằng đại học chính quy là giống nhau nhưng thực chất 2 loại hình này đào tạo riêng biệt, khác hẳn nhau.

Chương trình hệ tại chức đã bị cắt xén đi rất nhiều về tổ chức đào tạo, thời gian, chương trình, giảng viên, đánh giá, chất lượng đào tạo đều kém so với quy chuẩn đào tạo chặt chẽ của hệ chính quy.

Bởi lẽ trước đây hệ vừa học vừa làm là “cần câu cơm” của các trường đại học nên các trường ra sức tuyển sinh đào tạo tràn lan, quản lý lỏng lẻo, chất lượng vô cùng thấp, mặc dù mấy đời Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết tâm xóa bỏ phân biệt văn bằng này rồi, nhưng không thành.

Ông Khuyến cũng nhấn mạnh thêm: “Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có những giải pháp chặt chẽ để kiểm soát chất lượng đào tạo thì chưa thể quyết định cấp cùng một loại văn bằng cho hai đối tượng học hai hình thức đào tạo khác nhau có nghĩa là không thể đồng nhất 2 loại bằng đào tạo này”.

Theo cách giải thích của nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học, hiểu một cách ngắn gọn thì đào tạo theo hình thức tập trung và không tập trung chính là đào tạo hệ toàn thời gian (full time) và hệ bán thời gian (part time).

Loại hình đào tạo này chỉ áp dụng được với các trường đại học triển khai đào tạo tín chỉ tức là sinh viên không phải ngồi học theo lớp tuyển sinh mà học theo lớp học của từng môn học do chính sinh viên là người đăng ký môn học đó.

Có hai hình thức đào tạo là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung

Có hai hình thức đào tạo là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung

Căn cứ vào số lượng sinh viên đăng ký môn học đó thì nhà trường sẽ tổ chức số lượng lớp tương ứng.

Cần thấy rằng, tùy thuộc vào điều kiện mà sinh viên đó lựa chọn học theo hình thức tập trung hay không tập trung, nhưng dù học theo hình thức nào thì các sinh viên đó cũng được học chung trong cùng 1 lớp, cùng thầy, cùng chương trình đào tạo, cùng cách kiểm tra đánh giá.

Tuy nhiên, học theo hình thức tập trung thì trong một học kỳ, sinh viên sẽ được đăng ký tối thiểu 20 tín chỉ còn học theo hình thức không tập trung thì 1 học kỳ, sinh viên chỉ được đăng ký tối thiểu 10 tín chỉ.

Do đó, sinh viên hệ không tập trung sẽ tốt nghiệp sau những sinh viên học hệ tập trung khoảng 2-3-4 năm.

Ví dụ, nếu sinh viên A có điều kiện tài chính, thời gian để đăng ký học theo hình thức tập trung thì ra trường sớm hơn sinh viên B và ngược lại.

Chính vì vậy, khi nói đến hệ tập trung hay hệ không tập trung là gắn liền với tổ chức đào tạo chứ không phải tách 2 loại hình này đào tạo riêng biệt, khác hẳn nhau.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho biết thêm, nếu thực hiện theo đúng Điều 6 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thì đây chính là tiền đề cho việc các trường sẽ tuyệt đối không được đào tạo riêng biệt giữa hệ chính quy và tại chức

Mà thay vào đó tất cả sinh viên đều học hệ chính quy nhưng tùy thuộc vào điều kiện của sinh viên đó để tham gia học hệ tập trung hay không tập trung. Có nghĩa là Bộ sẽ “khai tử” hệ tại chức.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Khuyến cũng khyến cáo rằng, nếu Bộ quyết tâm đưa quy định công nhận bằng cấp của 2 hệ đào tạo này vào dự thảo Luật Giáo dục đại học thì có cho sinh viên 2 hệ này vào học cùng nhau không?

Bộ chỉ đạo và giám sát như thế nào?

Các trường xây dựng chất lượng chuẩn đầu ra ra sao?

Bộ đã làm những gì để công nhận văn bằng 2 hệ này trên cùng một chuẩn chưa?

Nguồn: Cao đẳng Y Dược sưu tầm

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi