Bỏ biên chế giáo viên không nâng cao chất lượng giáo dục? Đó là phát biểu của GS.Phạm Minh Hạc, Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ông còn cho rằng: “đề xuất bỏ biên chế giáo viên là vô bổ và nguy hại”. Chính phủ chưa quyết định bỏ biên chế giáo viên? Tạo điều kiện tối đa để thí sinh làm bài tốt nhất trong kỳ thi ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Bỏ biên chế giáo viên không nâng cao chất lượng giáo dục?

Bỏ biên chế giáo viên không nâng cao chất lượng giáo dục?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đó là phát biểu của GS.Phạm Minh Hạc, Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ông còn cho rằng: “đề xuất bỏ biên chế giáo viên là vô bổ và nguy hại”.

Mới đây ban thông tin Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã có cuộc trò truyện với GS. Phạm Minh Hạc – người tiền nhiệm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và được chia sẻ quan điểm về việc không đồng tình với đề xuất của Bộ trưởng với báo chí. GS. Phạm Minh Hạc đã thể hiện sự ngạc nhiên trước đề xuất của người đứng đầu Bộ GD&ĐT. Thậm chí, ông còn cho rằng nếu đưa đề xuất vào thực tế có thể “làm nát hệ thống giáo dục”.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết bỏ biên chế giáo viên mới chỉ là đề xuất của Bộ GD&ĐT

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết bỏ biên chế giáo viên mới chỉ là đề xuất của Bộ GD&ĐT

Liệu trường học có trở thành doanh nghiệp?

GS.Phạm Minh Hạc cho biết ông đã xem lại các luật về giáo dục nhưng chỉ có quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng cường nghĩa cụ này đối với hệ đại học.

Dù đã về hưu một thập kỷ, nhưng với những kinh nghiệm có được trong mấy chục năm gắn bó với ngành, GS vẫn luôn theo dõi về tin tức giáo dục trong nước và không ngừng tham gia dự thảo và thảo luận về những dự án luật này. Ông nhớ lại, Nhà nước chỉ đặt vấn đề tự chủ giáo dục đại học, không áp dụng với tự chủ bậc giáo dục phổ thông. Ở nhiều nước tên thế giới, các trường phổ thông công lập đều thuộc biên chế nhà nước nhưng ở Việt Nam chưa từng có tiền lệ đối với cách làm này.

GS nhấn mạnh, nếu sử dụng hợp đồng tất nhiên phải có người đứng ra kiểm tra và ký duyệt. Khi đó, người toàn quyền quyết định liệu có phải hiệu trưởng? GS.Phạm Minh Hạc lo rằng, một khi quyền ký hợp đồng và sa thải người lao động nằm trong tay hiệu trưởng thì việc “trường học biến thành doanh nghiệp” của giáo viên là rất có cơ sở.

Ngược lại, cũng có những trường hợp giáo viên làm theo giờ ở một số môn đang trong tình trạng thiếu cục bộ như: thể dục, mỹ thuật, âm nhạc, tin học, ngoại ngữ. Họ là người làm công thực thụ, không thực sự gắn bó với nơi giảng dạy, thậm chí không quan tâm đến thi đua của toàn trường và nguyện vọng của học sinh.

Giáo viên không chỉ vì đồng lương mà dạy học

GS.Phạm Minh Hạc cũng phản bác ý tưởng xóa biên chế để tăng lương và có đãi ngộ lớn đối với giáo viên. Ông cho rằng, lương quan trọng nhưng không phải là lý do duy nhất để các thầy cô dạy học. Ông e ngại, nghề “trồng người” sẽ bị tư tưởng thương mại hóa len lỏi làm thoái hóa, biến chất.

GS khẳng định, ông không bao giờ có quan niệm thay hợp đồng để tăng năng lực cạnh tranh chuyên môn. Mong muốn đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy học trong các trường là chính đáng nhưng không vì thế mà bỏ biên chế giáo viên. Có thể, đề xuất bỏ biên chế của Bộ trưởng GD&ĐT sẽ đáp ứng cho việc phát triển ở một bộ phận nhỏ giáo viên, nhưng đa số thầy cô trong cả nước sẽ ra sao?

GS nhắc nhớ lại câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, đồng thời đưa ra nhắn nhủ đến với các cấp chỉ đạo, quản lý cần cần thấm nhuần tư tưởng này. Hơn nữa, đề xuất bỏ biên chế chuyển sang dạng hợp đồng đối với giáo viên theo ông không phù hợp với giáo dục toàn cầu cũng như truyền thống hiếu học của dân tộc.

“Bỏ biên chế giáo viên không nâng cao chất lượng giáo dục”

Hậu quả được dự báo trước

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trăn trở khi tưởng tượng đến viễn cảnh, các thầy cô giáo mang tâm trạng bất an lên bục giảng. Khi đó không chỉ các thầy cô mà học sinh cũng trở thành nạn nhân của quyết sách bỏ biên chế giáo viên.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được sự ủy quyền đã làm cuộc khảo sát về tổng số giáo viên trên toàn quốc và kết quả, tổng số giáo viên Việt Nam hiện nay đã trên một triệu người, giảng dạy tại các trường học khắp Bắc – Trung – Nam, từ đồng bằng đến vùng biên cương, hải đảo. Cựu lãnh đạo Bộ GD kêu gọi cộng đồng không nên làm ngơ trước nỗi lo của các thầy cô giáo. Ông cũng nhắn nhủ đến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần lưu tâm hơn nữa trước khi quyết tâm thực hiện đề án bỏ biên chế giáo viên để tránh những hệ lụy đáng tác, giúp các nhà giáo toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Đối với các thầy cô giáo, GS cũng khuyên không nên quá lo lắng về, bởi đây mới chỉ là đề xuất của Bộ GD&ĐT. Để đưa vào thực tế, cần có sự đồng thuận của nhiều cơ quan khác như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ… và Thủ tướng mới có quyền quyết định.

 

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi