Bị phù chân khi mang thai có phải là điều đáng lo ngại không? Phù ở bàn chân, mắt cá, bắp chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Thường gây nên những khó khăn trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ chứng tiền sản giật nguy hiểm
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Bị phù chân khi mang thai có phải là điều đáng lo ngại không?

Bị phù chân khi mang thai có phải là điều đáng lo ngại không?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Phù ở bàn chân, mắt cá, bắp chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Thường gây nên những khó khăn trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ chứng tiền sản giật nguy hiểm

Bà bầu nên massage và tập luyện thể chất nhẹ nhàng phòng tránh phù chân

Bà bầu nên massage và tập luyện thể chất nhẹ nhàng phòng tránh phù chân

NGUYÊN NHÂN GÂY PHÙ CHÂN Ở BÀ BẦU LÀ GÌ?

Theo các Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Hiện tượng phù chân ở bà bầu bao gồm 3 nguyên nhân chính như sau:

  • Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.
  • Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.
  • Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormon trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.

Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây chứng phù chân khi mang thai như: đứng quá lâu, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng nhọc, chế độ ăn nhiều Natri, thiếu Kali, thời tiết nắng nóng.

Phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh năm 2020

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh năm 2020

ĐỂ TRÁNH BỊ PHÙ CHÂN KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN LÀM GÌ?

Sưng phù bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên nó khiến bà bầu không thoải mái và bất tiện trong sinh hoạt. Vậy để tránh phù chân có những biện pháp sau:

Nên ăn nhạt

Muối khiến cơ thể giữ nước và góp phần gây ra tình trang phù nề khi mang thai. Vì vậy cách đơn giản nhất để bà bầu giảm phù nề là cắt giảm lượng muối. Ngoài ra, các bà bầu cũng nên tạo thói quen đọc kỹ nhãn hàng khi mua thực phẩm chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối trong đó. Tốt nhất nên ăn các sản phẩm tự nhiên, không cho thêm muối.

Lên thực đơn chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn cân bằng, lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Nếu tình trạng phù nề là do chế độ ăn ít kali thì bạn nên bổ sung thực phẩm chức kali vào chế độ ăn hàng ngày.

Các thực phẩm giàu kali như: rau chân vịt, khoai lang, sữa chua, nước cam, mơ khô…

Bên cạnh đó bạn cũng nên đa dạng các thực phẩm giàu protein và chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cho hành trình “vượt cạn”.

Bà bầu cần uống đủ nước

Hãy đặt mục tiêu uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày hoặc theo mức khuyến cáo của bác sĩ. Uống đủ nước giúp giảm tình trạng phù nề và là lựa chọn lành mạnh hơn so với các loại nước giải khát. Nước còn có tác dụng giải độc cơ thể và giúp thai phụ phòng ngừa những vấn đề có thể gặp phải trong thời gian mang thai như nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón… Tránh sử dùng đồ uống có cồn hoặc caffein vì chúng có thể làm trầm trọng tình trạng phù nề.

Tập luyện thể chất đều đặn

Năng vận động và rèn luyện thể chất đều đặn cũng sẽ giúp bà bàu tránh được chứng phù nề. Đi bộ, tập yoga, bơi lội, các bài tập giãn cơ là một số hình thức tập luyện phù hợp với bà bầu. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn hình thức tập luyện an toàn, phù hợp.

Không nên đi giày chật

Cho dù bạn yêu thích những đôi sandal và giày cao gót thì cũng nên tạm ngừng sử dụng chúng trong thời gian mang thai. Giày, dép cao gót sẽ tạo thêm gánh nặng và khiến đôi chân mệt mỏi. Đặc biệt, mang giày, tất chật sẽ khiến bàn chân bị gò bó, tăng tình trạng phù nề. Hãy ưu tiên cho những đôi giày bệt thoải mái trong thời gian này nhé.

Tích cực massage cho bà bầu

Bạn hãy chọn những cơ sở massage uy tín để chăm sóc chân, thư giãn và giảm mệt mỏi. Nếu không thể tới spa thì chỉ cần nhờ ông xã xoa bóp chân hoặc ngâm chân trong nước ấm để giảm sự khó chịu.

Phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối. Do ở thời kỳ này, trọng lượng em bé ngày càng lớn, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới, khiến cho máu khó lưu thông, gây phù nề. Phù chân khi mang thai ở tháng thứ 9 cũng được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết em bé sắp sửa chào đời, bên cạnh những dấu hiệu khác như: bụng bầu tụt xuống, đi tiểu thường xuyên, đau mỏi lưng, ra nhiều dịch âm đạo, cơn co tử cung,…

Nếu bạn đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng sưng phù vẫn không thuyên giảm hoặc có bất kỳ sự bất thường nào như cảm thấy đau đầu, buồn nôn, mắt nhìn mờ, sưng đột ngột ở mặt, tay thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi