Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là trường hợp rất hay gặp. Bởi thời kỳ này người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều những thay đổi trong cơ thể. Vậy bà bầu cần làm gì khi gặp phải?
- KTV Xét nghiệm hướng dẫn đọc các chỉ số xét nghiệm công thức máu
- Tăng huyết áp vô căn là cao huyết áp không xác định rõ nguyên nhân?
- Sau khi mang thai phụ nữ thường bị đau nửa đầu không nên chủ quan
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai – Mẹ bầu chớ nên chủ quan
TRIỆU CHỨNG KHI BỊ ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN TRÁI KHI MANG THAI
Nếu bị đau dây thần kinh liên sườn trái khi mang thai, mẹ bầu thường thấy đau tức ngực bên trái, đoạn từ ức rồi lan theo mạn sườn ra phía sau cột sống. Cảm giác đau tăng mạnh hơn khi tì hay sờ vào bên sườn trái. Thậm chí những cơn đau có thể tăng lên khi mẹ ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế ngồi, nằm nghiêng sang trái.
Mẹ bầu nếu bị đau dây thần kinh liên sườn trái do zona thần kinh liên sườn thì sẽ thấy xuất hiện những nốt mụn ngứa nhỏ, màu đỏ trên vùng da mà dây thần kinh liên sườn đi qua, kèm với đó là những cơn đau chạy dọc từ xương ức xuống sườn rồi lan ra cột sống.
Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn chủ yếu là do loại hormone được sản sinh thời điểm gần cuối thai kỳ khiến dây chằng ở bụng và hông bị kéo dãn để tạo không gian cho bé phát triển. Sự dãn nở này có thể gây ra những triệu chứng như khó thở, ngực căng đầy và rất dễ dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn trái.
Nhà trường xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT
CÁCH KHẮC PHỤC KHI BỊ ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN TRÁI KHI MANG THAI LÀ GÌ?
Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Đối với bà bầu không thể thực hiện một số phương pháp như người bình thường, nên khi điều trị thường hạn chế dùng thuốc Tây, đặc biệt là thuốc dùng đường uống toàn thân. Để loại bỏ đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai vừa an toàn và hiệu quả, bà bầu có thể tham khảo những cách sau đây:
-
Ngồi và đứng đúng tư thế
Ngồi và đứng sai tư thế ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xương khớp và những dây thần kinh ngoại biên – trong đó có dây thần kinh liên sườn, khiến cơn đau xuất hiện nhiều và dai dẳng hơn trước.
Để thực hiện đúng tư thế, mẹ bầu có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ khi nằm hoặc ngồi. Hoặc sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm bớt áp lực lên cơ thể, giúp mẹ bầu có thể dễ dàng đứng thẳng được.
-
Thực hiện bài tập yoga
Thực hiện các bài tập yoga không chỉ giúp thư giãn, giảm áp lực căng thẳng mà còn giúp xương khớp dẻo dai và cải thiện vận động. Do đó, mẹ bầu có thể áp dụng tập một số động tác đa dạng và nhẹ nhàng để cải thiện hệ thống dây thần kinh, xương khớp và gân cốt.
-
Uống sữa đậu nành khi bị đau dây thần kinh liên sườn trái lúc mang bầu
Uống sữa đậu nành có tác dụng rất tốt cho việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn. Có thể pha sữa với một chút mật ong và uống trước khi đi ngủ sẽ giúp dây thần kinh liên sườn được dãn và giảm đau hiệu quả.
-
Bổ sung các loại rau củ quả
Ăn nhiều rau củ quả như củ cải đường, cà rốt,… Vì những thực phẩm này có chứa axit Panthothenic và hàm lượng vitamin cần thiết hỗ trợ điều trị giảm đau, giảm viêm khi bị bệnh về thần kinh liên sườn. Ngoài ra có thể bổ sung các loại hoa quả như dứa, táo.
-
Xoa bóp và liệu pháp nhiệt
Ngoài việc thực hiện các bài tập yoga, xoa bóp và liệt pháp nhiệt chính là giải pháp giảm đau thần kinh liên sườn cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả.
Mẹ bầu có thể xo bóp nhẹ nhàng vào vùng đau nhức để làm giãn dây thần kinh, kích thích mạch máu lưu thông, giải phóng tắc nghẽn và kiểm soát cơn đau hiệu quả. Nếu như bị sưng viêm và đau mẹ bầu có thể dùng liệu pháp nhiệt như chườm nóng hoặc chườm lạnh để đem lại hiệu quả nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu như cơn đau với cường độ quá lớn, mẹ không thể chịu đựng được thì lúc này cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ với các loại thuốc đặc trị và có ảnh hưởng tới bé ít nhất.