Viêm xoang là bệnh lý hô hấp ngày càng phổ biến với tỷ lệ mắc phải ở mức cao. Tuy nhiên mọi người thường rất chủ quan mà không hay rằng các biến chứng của bệnh rất nguy hiểm
- Ban xuất huyết là gì mà khiến nhiều người lại lầm tưởng?
- Cùng tìm hiểu những yếu tố nào làm tăng nguy cơ suy giáp?
- Trường Đại học Ngoại thương cơ sở TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2020
Các biến chứng bệnh viêm xoang gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt
TÌM HIỂU BỆNH VIÊM XOANG LÀ GÌ?
Viêm xoang là tình trạng các niêm mạc lót xoang trong mũi bị viêm gây phù nề. Niêm mạc sưng to gây bít tắc các xoang vốn ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, hình thành dịch mủ. Dịch mủ mắc kẹt trong xoang không có đường thoát và tạo áp lực lên các xoang gây đau nhức.
Người bệnh viêm xoang hay bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức đầu, xoang và khu vực quanh các xoang (như mắt, hàm). Nhiều khi nước mũi rỉ xuống họng gây khó chịu, khiến bệnh nhân ho nhiều, đường họng cũng bị nhiễm trùng.
Tuyển sinh đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng với thời gian là 20 tháng
NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TỪ BỆNH VIÊM XOANG
Theo các Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Viêm xoang có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng ở các cơ quan khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Biến chứng viêm xoang ở đường hô hấp
Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản mạn tính.
Biến chứng viêm xoang ở mắt
- Viêm ổ mắt: Ổ mắt ở gần xoang và chỉ ngăn cách bằng lớp xương mỏng, nên người bệnh khi bị viêm xoang thì rất dễ ảnh hưởng tới mắt. Viêm ổ mắt (khi là một biến chứng của viêm xoang) thường xuất hiện đột ngột. Người bệnh thường gặp các triệu chứng viêm xoang quen thuộc như sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó thấy mi mắt bị sưng, nhãn cầu lồi ra phía ngoài và bị đau mắt. Các triệu chứng sẽ hết khi người bệnh tuân thủ điều trị nội khoa.
- Áp xe mi mắt: Áp xe là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Áp xe mi mắt là một biến chứng nguy hiểm của viêm xoang. Mi mắt bị áp xe sẽ sưng to, nóng đỏ và đau. Túi mủ ở mi mắt vỡ ra sau khoảng 4, 5 ngày.
- Viêm túi lệ: Viêm xoang có thể dẫn đến hình thành ổ áp xe viêm túi lệ mãn tính.
- Viêm tấy ổ mắt: Ở tổ chức mỡ trong ổ mắt bị viêm xuất hiện mủ, gây đau nhói. Mắt bệnh nhân bị sưng, không chuyển động được. Tình trạng sưng viêm lan cả lên thái dương.
- Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu. Khi viêm xoang cấp tính, thị lực giảm rất nhanh nhưng sẽ tự hồi phục sau vài tuần. Nếu bị viêm xoang mạn tính, người bệnh nhìn mọi vật sẽ mờ như có màn sương giăng trước mắt. Người bệnh nhạy cảm với ánh sáng, khó phân biệt rõ màu sắc. Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu thường do viêm xoang sàng hoặc viêm xoang bướm.
Biến chứng viêm xoang ở sọ não
- Nhiễm trùng não: Nếu không được điều trị sẽ viêm nhiễm lan tỏa đến não hoặc các mô xung quanh não. Nếu nhiễm trùng lây lan đến các mô của não, người bệnh có nguy cơ bị co giật, tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.
- Viêm màng não: Viêm màng não do vi khuẩn, thậm chí áp xe não sẽ gây mất thính giác, đột quỵ, khiến não bị tổn thương vĩnh viễn hoặc dẫn đến tử vong.
- Áp xe não: Hãy đi bệnh viện ngay lập tức nếu bạn:
Có dấu hiệu viêm màng não (đau đầu, sốt, buồn nôn, cổ căng, cứng đờ)
Đột nhiên tâm tính thay đổi (tình trạng tâm thần có chuyển biến khác thường)
Một phần cơ thể đột ngột bị mất chức năng.
Biến chứng viêm xoang ở tai
Khoang mũi thông với tai nên khi bị viêm mũi, dịch mủ có khả năng lan tới tai. Thường thì bệnh nhân viêm xoang sẽ gặp biến chứng viêm tai giữa, nhất là ở trẻ em (ống vòi tai của trẻ em còn ngắn, nằm ngang nên dịch mủ dễ chảy vào). Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời dễ gây điếc vì dịch mủ tạo áp lực làm thủng màng nhĩ.
Biến chứng viêm xoang ở mạch máu
Làm ảnh hưởng đến các mạch máu, cụ thể là gây viêm tắc. Tùy vào vị trí viêm tắc của mạch máu mà có những ảnh hưởng và biểu hiện khác nhau:
- Nếu mạch máu ở xương trán, xương sọ bị viêm tắc: có khả năng lan ra các xương xung quanh như xương đỉnh, xương thái dương. Người bệnh thấy đau nhức và sưng tấy vùng xương trán, hình thành áp xe ở mũi.
- Khi viêm tắc tĩnh mạch hang, bệnh diễn tiến rất đột ngột. Bệnh nhân gặp các triệu chứng như sốt cao, rét run, nhức đầu, cổ gáy cứng đờ. Nhãn cầu bị lồi, không còn chuyển động linh hoạt nên khả năng nhìn bị hạn chế.
Biến chứng viêm xoang ở xương
Viêm tủy xương là biến chứng ở xương do viêm xoang thường gặp. Cả viêm xoang cấp tính tái phát và nhiễm trùng xoang mạn tính ở trên đầu đều có thể lan đến vùng xương xung quanh xoang. Các vi khuẩn theo đường mạch máu, khiến nhiễm trùng lan đến não hoặc các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả xương. Xương bị nhiễm trùng rất khó chữa và tiêm tĩnh mạch trong thời gian dài là cách điều trị thông thường.
- Mucocele (U nang nhầy): Nhiễm trùng xoang mạn tính nếu không được điều trị sẽ làm thay đổi các chức năng bình thường của mũi. Mucocele (u nang nhầy) chứa các chất nhầy trong xoang. U này ngày càng phát triển theo thời gian, đến mức ăn mòn và làm biến dạng cấu trúc xung quanh như mắt và não. Để điều trị một số u nang nhầy, cần thực hiện phẫu thuật dẫn lưu.
- Hen suyễn: Viêm xoang dễ gây những tác động tiêu cực đối với người bị bệnh hen suyễn. Theo như nghiên cứu, tình trạng nhiễm trùng (cụ thể là viêm xoang) khiến tình trạng bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Viêm xoang làm người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở, nên những người vốn đã mắc các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn sẽ càng thấy bệnh tình chuyển nặng.
Khi gặp các biến chứng của bệnh nhân có thể thấy một số triệu chứng: Mắt hoặc hốc mắt sưng đỏ; đau mắt mỗi khi cử động mắt; thị lực thay đổi; mi mắt rũ xuống, nặng trĩu; nhạy cảm với ánh sáng; trán bị sưng; đầu đau như búa bổ; phát sốt; hay nhấm lẫn; co giật; cổ căng cứng.
Qua bài viết trên, giúp mọi người có thể hiểu về bệnh viêm xoang và nguyên tắc điều trị là làm cho xoang dẫn lưu tốt, kiểm soát hoặc loại trừ nguồn gốc của tình trạng viêm để làm giảm cơn đau. Khi nghi ngờ bị viêm xoang cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nên khám tại chuyên khoa tai, mũi, họng.