Bài học “đắt giá” cho giới trẻ qua câu chuyện Thủ khoa về nhà nuôi lợn Nữ thủ khoa ĐH Sư phạm sau 1 năm tốt nghiệp vẫn chưa tìm được việc và phải về quê nuôi lợn. Câu chuyện cũng là lời cảnh tình cho rất nhiều bạn trẻ hiện nay khi chọn trường chọn nghề. Sinh viên Cao đẳng Y Dược hãy tự lên kế hoạch cuộc đời mình ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Bài học “đắt giá” cho giới trẻ qua câu chuyện Thủ khoa về nhà nuôi lợn

Bài học “đắt giá” cho giới trẻ qua câu chuyện Thủ khoa về nhà nuôi lợn

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nữ thủ khoa ĐH Sư phạm sau 1 năm tốt nghiệp vẫn chưa tìm được việc và phải về quê nuôi lợn. Câu chuyện cũng là lời cảnh tình cho rất nhiều bạn trẻ hiện nay khi chọn trường chọn nghề.

Câu chuyện thủ khoa về nhà chăn lợn đang được bàn tán sôi nổi trên cộng đồng mạng

Câu chuyện thủ khoa về nhà chăn lợn đang được bàn tán sôi nổi trên cộng đồng mạng

Đối với các bạn sinh viên vừa mới ra trường, dù sinh viên tốt nghiệp những ngành nghề hot như Y Đa khoa, Điều dưỡng, Marketing, Kinh tế đối ngoại… ở các trường danh giá như Đại học Y, Dược, Đại học Ngoại Thương, Cao đẳng Y Dược Pasteur… nhưng vẫn có mối quan tâm chung đó là làm thế nào để có thể tìm được một công việc tốt, phù hợp với bản thân, có mức thu nhập ổn định…

Đã có rất nhiều những quan điểm gây xôn xao cộng đồng mạng về vấn đề này. Và mới đây, bài phỏng vấn Bùi Thị Hà – Thủ khoa xuất sắc ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã một lần nữa là lời cảnh tỉn cho giới trẻ hiện nay trong chọn ngành, chọn nghề và xin việc.

Có bằng Thủ khoa Đại học nhưng không xin được việc

Cầm tấm bằng thủ khoa xuất sắc của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 với mong ước trở thành giáo viên dạy Văn nhưng đã hơn một năm trôi qua, cô bạn chưa tìm được công việc phù hợp và vẫn ngày ngày làm việc đồng áng, nuôi lợn cùng bố mẹ ở quê.

Cụ thể, bạn Hà đã chia sẻ rằng: “Một năm qua tỉnh nhà không có đợt thi tuyển giáo viên nào. Lãnh đạo sở GD&ĐT cũng rất quan tâm tới em, họ nói khi nào có đợt sẽ thông báo để em thi. Nhưng, em không biết đợi đến bao giờ.”

Thực tế, câu chuyện của Hà không còn là quá mới mẻ trong xã hội hiện nay khi khoảng cách giữa việc học và việc làm có vẻ như còn rất dài, chuyện học giỏi nhưng xin việc khó không còn khiến nhiều người ngạc nhiên nữa. Năm 2015, báo chí đã tốn không ít giấy mực viết về thủ khoa kép cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” ngành Kỹ thuật viễn thông của ĐH GTVT năm đó với tổng điểm trung bình toàn khóa đạt 3.64/4.0 điểm nhưng vẫn gặp khó khăn khi đi tìm việc. Bạn sinh viên đó là Chu Thị Yến (SN 1993, Bắc Giang). Cầm tấm bằng giỏi trên tay và nộp hồ sơ khắp nơi nhưng suốt 3 tháng vẫn chưa có đơn vị nào gọi đến phỏng vấn. Cô cho biết nếu không tìm được công việc khác, Yến buộc phải nộp hồ sơ vào các công ty tư nhân gần nhà làm những công việc lao động phổ thông, như chị

Cầm tấm bằng xuất sắc trở về để kiếm việc, tuy nhiên Hà cho hay: “Một năm qua tỉnh nhà em không có đợt thi tuyển giáo viên nào. Lãnh đạo sở GD&ĐT nói khi nào có đợt sẽ thông báo để em thi, nhưng không biết đợi đến bao giờ”.

Theo số liệu mà chuyên mục tin tức Y tế Giáo dục thống kế từ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 1/2017, cả nước ta hiện nay thừa 26.700 giáo viên, Bộ dự tính đến năm 2020, con số này sẽ lên đến 70.000 người.

Ông Vũ Văn Sử – Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang – cho biết: ” Hiện việc thi tuyển công chức nhà nước không đặc cách đối với thủ khoa, tất cả đều công bằng, nhưng tôi tin với khả năng của mình Hà sẽ thi đỗ và đóng góp cho ngành giáo dục tỉnh nhà”.

Ngành Dược có cơ hội việc làm cực lớn trong tương lai

Ngành Dược có cơ hội việc làm cực lớn trong tương lai

Cử nhân Đại học thất nghiệp: Nguyên nhân vì đâu?

Ngay sau khi sự việc của Hà xuất hiện trên mạng, đã có vô số ý kiến trái chiều về câu chuyện này được đưa ra. Bên cạnh những lời động viên cảm thông thì cũng không ít người chê trách rằng Hà chưa chủ động tìm kiếm và nắm bắt lấy cơ hội. Ngoài ra nhiều người cho rằng Hà thật sự giỏi thì có hàng trăm cách để cống hiến và chứ không chỉ có mỗi việc làm giáo viên

Rõ ràng, chuyện các sinh viên học tập ra sao, khi ra trường làm việc thế nào là hai chuyện khác nhau. Nhiều khi sinh viên học một trường Đại học danh tiếng cũng chưa chắc dễ tìm việc như một sinh viên học Cao đẳng Điều dưỡng hay Văn bằng 2 Cao đẳng Dược. Sau khi câu chuyện của Hà được chia sẻ trên các trang mạng, nhiều người đã lên tiếng phân tích đó là chuyện không còn mới, đồng thời họ cũng chỉ ra một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Ngành học Sư phạm trong suốt nhiều năm trở lại đây vẫn được cho rằng là đang bão hoà, lượng sinh viên tốt nghiệp Sư phạm mỗi năm đều quá lớn so với nhu cầu thực tế, thế nên việc Hà khó xin việc là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhiều quan điểm còn cho rằng, hiện nay phần lớn các công ty tuyển dụng đều yêu cầu dù mới ra trường thì cần phải có kinh nghiệm cơ bản trong công việc. Yêu cầu này càng khắt khe hơn với những sinh viên học văn bằng 2 (Văn bằng 2 Luật, Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược, Văn bằng 2 Kinh tế…) vì họ đã có kinh nghiệm làm việc trước đó.

Chưa biết cách khẳng định giá trị bản thân với nhà tuyển dụng: Có bằng xuất sắc nhưng của Hà là một “trợ thủ” đắc lực trong quá trình tiếp cận nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, tân của nhân nói chung khi mới ra trường, chưa từng làm việc tại một cơ quan nào, vị thì tốt nhất, bạn cần phải biết show ra những điểm mạnh của bản thân cho nhà tuyển dụng thấy, chưa có kinh nghiệm nhưng lại có đầy đủ kỹ năng mềm và tố chất phù hợp với công việc.

Chọn những ngành nghề mà xã hội thực sự cần và đang thiếu nhân lực

Chọn những ngành nghề mà xã hội thực sự cần và đang thiếu nhân lực

Bài học đắt giá cho giới trẻ hiện nay khi đi xin việc

Phân tích những nguyên nhân trên có thể thấy. Để các bạn trẻ hiện nay không đi vào vết xe đổ của những trường đáng buồn như của Hà hay Yến, yêu cầu đặt ra trước tiên đó là bạn phải nhận thức được rõ năng lực của bản thân, không có kịnh nghiệm bạn phải có kĩ năng mềm, không có kĩ năng mềm  bạn phải có lợi thế khác biệt như tiếng anh, giỏi khả năng phân tích…

Khi chọn ngành, chọn nghề hãy chọn những ngành nghề mà xã hội thực sự cần và đang thiếu nhân lực như ngành Y và Dược, Công nghệ thông tin, Marekting…

Sau khi tốt nghiệp: Nếu như chưa tìm được công việc ưng ý, mà có kinh nghiệm nhưng không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp của công ty, bạn trẻn không nên “há miệng chờ sung”, hãy chủ động chuyển đổi nghề nghiệp sang ngành mới và thử sức ở lĩnh vực đó. Hiện nay học chuyển đổi Văn bằng 2 ngành Dược đang là một trong những xu hướng giải quyết thất nghiệp nhanh nhất bởi ngành này đang thiếu trầm trọng nhân lực Dược sĩ Cao đẳng, Đại học, do đó cơ hội kiếm việc sẽ dễ dàng hơn các ngành khác. Một số trường các bạn có thể tham khảo để theo học Văn bằng 2 ngành Dược như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Trường Đại học Dược, Cao đẳng Y  Dược…

Chúc các bạn trẻ sớm tìm được công việc phù hợp!

 

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi