Bạch hạc – cánh cò trắng trong vườn Dược liệu có nhiều tác dụng Cây bạch hạc là một bài thuốc dân gian được ông cha ta sử dụng chữa các bệnh hắc lào, vảy nến… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công dụng của nó đối với sức khỏe Có những cách nào phát hiện và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ? Bé trai tử vong ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Bạch hạc – cánh cò trắng trong vườn Dược liệu có nhiều tác dụng

Bạch hạc – cánh cò trắng trong vườn Dược liệu có nhiều tác dụng

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cây bạch hạc là một bài thuốc dân gian được ông cha ta sử dụng chữa các bệnh hắc lào, vảy nến… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công dụng của nó đối với sức khỏe

Bạch hạc – cánh cò trắng trong vườn Dược liệu có nhiều tác dụng

Bạch hạc – cánh cò trắng trong vườn Dược liệu có nhiều tác dụng

Cây bạch hạc là cây gì ?

Cây bạch hạc có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz thuộc họ Ô rô – Acanthaceae dân gian còn gọi là cây Kiến cò hay Cây lác. Là loài cây mọc dại, thường xuất hiện ở các vùng nông thôn. Bạch hạc là loại cây có sức sống tốt, dân ta hay sử dụng làm bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp.

Đặc điểm của cây bạch hạc là gì?

Theo Y sĩ Y học cổ truyền tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bạch hạc là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xâu nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa vào tháng 8 âm.

  • Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, thân và rễ.
  • Nơi sống và thu hái. Cây có nguồn gốc thuộc Ấn Độ, thường mọc hoang, sau được trồng ở nhiều nơi trong đó có miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng gốc cây. Thu hái thân lá quanh năm, thường dùng tươi. Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
  • Tính vị, tác dụng. Cây có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng.

Tác dụng của cây bạch hạc với sức khỏe như thế nào?

Được sử dụng trong điều trị rất nhiều các loại bệnh nhưng cây Bạch hạc thực sự hiệu quả trong việc chữa và điều trị một số bệnh sau.

1. Cây bạch hạc chữa hắc lào, lang ben

Đối với những người bệnh bị mắc phải căn bệnh hắc lào, lang ben lâu năm chữa trị không khỏi thì có thể thử cách sau đây để chữa trị bệnh.

Nguyên liệu: 500g rễ cây Bạch hạc, rượu trắng 1lit.

2. Chữa trị huyết áp cao

Người cao tuổi hay những người có tiểu sử bị mắc căn bệnh huyết áp cao có thể sử dụng bạch hạc để điều hòa huyết áp cũng rất tốt bằng cách.

Nguyên liệu: 30g lá cây bạch hạc, 30 rễ cây xấu hổ, 40g lá vú sữa, 40g cỏ mấn trầu và rễ nhàu.

Nhà trường đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội năm 2019

Nhà trường đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội năm 2019

3. Chữa bệnh đau thần kinh tọa

Cây Bạch hạc có tính hàn, và có khả năng giảm đau rất tốt chính vì thế mà đây cũng là loại thuốc hiệu quả để chữa căn bệnh đau thần kinh tọa.

Nguyên liệu: ,15g rễ cây lá lốt, ráy sơn thục, rễ cỏ xước,10g rễ cây bạch hạc, quế chi, ngải cứu, vỏ quýt.( với định lược kể trên sẽ được tính là 1 thang thuốc).

Cách làm: Rửa qua tất các các vị thuốc kể trên bằng nước sạch sau đó cho vào nồi hoặc ấm sắc trong khoảng 1 tiếng thì có thể lấy ra chia thành 3 phần uống trong ngày. Mỗi ngày nên cố gắng uống hết 1 thang và uống từ 10-15 ngày sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực mà bài thuốc đem đến cho người bệnh.

4. Chữa bệnh ghẻ lở

Nguyên liệu: 20g lá cây bạch hạc, 20g rễ cây muồng châu, 100ml rượu trắng.

Cách làm: Đem cắt nhỏ tất cả các dược liệu kể trên ra sau đấy đem bỏ vào một lọ thủy tinh, Đổ rượu vào ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được. Bệnh nhân có thể lấy tăm bông thấm 1 chút dung dịch trên và bôi vào vùng bị ghẻ trong khoảng 1 – 2 ngày sẽ thấy những cơ ngứa do ghẻ gây ra sẽ dịu đi nhanh chóng.

5. Chữa bệnh viêm khớp, phong tê thấp

Một trong những công dụng tốt nhất và được nhiều người đánh giá cao nhất ở loại cây này đó là khả năng chữa trị các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp.

Nguyên liệu chuẩn bị: Rễ bạch hạc 12g, củ khúc khắc (thổ phục linh) 16g, ké đầu ngựa 16g, kim ngân hoa 16g, bạch chỉ 8g, hy thiêm 16g, quế chi 8g, ý dĩ 12g, củ kim cang (tỳ giải) 12g, cam thảo nam 12g.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi