Ai sẽ đứng ra bảo vệ danh dự cho người mang danh Bác sĩ? Nghề Y cao quý, sự hy sinh của bác sĩ để mang lại sự sống, niềm hy vọng cho người bệnh đáng được trân trọng, tuy vậy, khi có chuyện xảy ra, ai sẽ đứng ra bảo vệ cho danh dự của người bác sĩ?
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Ai sẽ đứng ra bảo vệ danh dự cho người mang danh Bác sĩ?

Ai sẽ đứng ra bảo vệ danh dự cho người mang danh Bác sĩ?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nghề Y cao quý, sự hy sinh của bác sĩ để mang lại sự sống, niềm hy vọng cho người bệnh đáng được trân trọng, tuy vậy, khi có chuyện xảy ra, ai sẽ đứng ra bảo vệ cho danh dự của người bác sĩ?

Ai sẽ đứng ra bảo vệ danh dự cho người mang danh Bác sĩ?

Ai sẽ đứng ra bảo vệ danh dự cho người mang danh Bác sĩ?

Khi đã lựa chọn nghề Y là người bác sĩ đã chấp nhập mọi sự hy sinh, thiệt thòi, đôi khi là hiểm nguy để có thể mang đến niềm hy vọng và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Các bác sĩ đến với nghề Y là vì mong muốn đam mê được cống hiến, được góp công sức và tài năng của mình để mang đến sự hy vọng, hạnh phúc và mọi điều tốt đẹp cho xã hội.

Con đường theo đuổi đam mê ngành Y (Trung cấp Y Dược, Cao đẳng, Đại học Y) rất vất vả, tuy vậy, các bác sĩ đã phải học cách chấp nhận, hy sinh và xây dựng cho mình một đức tin đủ để xã hội kính trọng. Tuy nhiên, chính cái vỏ bọc ấy nhiều khi lại hình thành nên những rào cản, những bất cập đề rồi khi gặp phải nguy hiểm, bị tấn công cũng chẳng biết kêu ai rồi cũng chẳng có ai đứng ra bảo vệ danh dự cho họ.

Bác sĩ bị tấn công bởi người nhà bệnh nhân

Người Việt yêu hòa bình và không thích sự xung đột, với suy nghĩ đó, mỗi khi có chuyện gì không hay xảy ra, mọi người thường tìm đến sự hòa giải và đối thoại chứ không thích kiện nhau ra toà.

Bác sĩ bị tấn công bởi người nhà bệnh nhân

Bác sĩ bị tấn công bởi người nhà bệnh nhân

Đặc biệt, trong ngành Y thì chữ tín lại được tôn trọng hơn bao giờ hết, với đặc thù của ngành là liên quan trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên mỗi cơ sở khám chữa bệnh từ Nhà nước đến tư nhân đều có suy nghĩ là xây dựng đức tin trong nhân dân đủ lớn để có thể hoạt động xuyên suốt, bởi lẽ, làm gì có người bệnh nào muốn “giao trứng cho ác”, cố sống cố chết vào chữa bệnh tại một cơ sở mà liên tục có những tin đồn về chuyên môn của bác sĩ. Chính vì suy nghĩ đó mà mỗi khi không may có chuyện gì xảy ra, dù là lỗi không phải do tay nghề của bác sĩ thì bệnh viện vẫn tìm cách đề hòa giải, nói chuyện, đàm phán với gia đình bệnh nhân sao cho giải quyết câu chuyện trong êm đẹp.

Sau khi kết thúc cuộc hòa giải, nếu người nhà và người bệnh có thể hiểu và chấp nhận thì mọi chuyện êm xuôi còn nếu không thì bệnh viện lại có xu hướng “đền bù” để tránh triệt để việc kiện cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện, của bác sĩ. Đây cũng chính là rào cản lớn nhất khiến cho pháp luật không thể bảo vệ được bác sĩ.

Tốt nghiệp Cao đẳng Y tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, là người có thâm niên trong nghề, bác sĩ Quân chia sẻ:

“Tôi có khát khao được cống hiến, được chữa bệnh cứu người từ nhỏ, tuy nhiên vì năng lực bản thân có hạn nên tôi đã đăng ký theo học Cao đẳng Y tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur rồi tiếp tục lên Đại học, hiện giờ, khi đã trở thành bác sĩ, cũng đã từng chữa bệnh cho rất nhiều người thì tôi rút ra một điều, nghề Y vinh quang nhưng cũng rất bạc, để có thể đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh, bác sĩ chúng tôi đã phải hy sinh rất nhiều thứ, làm gì có bác sĩ nào lại mong bệnh nhân chết đi chứ, tuy nhiên, công việc áp lực thì làm sao tránh được sai sót, vậy mà khi có chút sai sót xảy ra thì người nhà bệnh nhân lại không hiểu cho, chưa biết vấn đề thế nào đã xông vào hành hung, chửi bới và đánh đập các bác sĩ, bản thân tôi cũng đã từng bị người nhà bệnh nhân dọa đánh khi trực cấp cứu, đây là góc khuất trong ngành Y chẳng bao giờ có trên các thông tin Y Dược, xã hội thì chẳng mấy ai hiểu được”.

Nghề Bác sĩ nhiều vất vả và hy sinh

Nghề Bác sĩ nhiều vất vả và hy sinh

Ai sẽ đứng ra bảo vệ danh dự cho người mang danh Bác sĩ?

Xét một cách công tâm thì việc bác sĩ bị hành hung, tấn công mà không được bảo vệ cũng là do chính lòng tự tôn của ngành Y tạo nên nhưng trên thực tế, luật pháp Việt Nam cũng chưa có điều khoản nào để bảo vệ danh dự cho người bác sĩ?

Trong hoạt động của ngành y tế, nếu người bác sĩ không lấy được niềm tin của bệnh nhân thì sẽ không thể hoàn thành quá trình điều trị và sự nghiệp làm bác sĩ chữa bệnh cứu người cũng sẽ thành con số không. Danh dự của bác sĩ gắn liền với sự nghiệp và sự hy sinh, cống hiến qua bao năm tháng. Ấy vậy mà chỉ vì một chút sơ suất cũng có thể phủi thành tro bụi, còn điều gì bất công hơn nữa?

Người Việt lại quen sống với tư duy “ám thị” nên họ có thể lập tức đổ lỗi cho bác sĩ nếu có điều không may xảy đến với người bệnh mà chẳng chịu tìm hiểu và đủ nhẫn nại để biết bác sĩ không phải thánh thần để làm đảo ngược được quá trình sinh – tử vốn đã định sẵn. Ai cũng có thể đánh, mắng, chửi, thậm chí hành hung bác sĩ bởi họ cho rằng “bác sĩ chỉ biết lấy tiền thiên hạ mà không cứu được người nhà mình”. Họ thoải mái thể hiện hành động của mình mà không biết rằng, các bác sĩ cũng đã cố gắng hết sức những Y học cũng có giới hạn của nó.

Mục tiêu của các bác sĩ chính là cứu được bệnh nhân và họ cũng đã phải không ngừng học tập, thậm chí là trả giá bằng chính cuộc sống, hạnh phúc gia đình của mình chỉ là để bảo vệ danh dự của 2 từ bác sĩ nhưng rồi cuối cùng danh dự ấy cũng bị trà đạp không thương tiếc.

Ai sẽ đứng ra bảo vệ danh dự cho người mang danh Bác sĩ? Phải chăng pháp luật cần nghiêm minh và rõ ràng hơn nữa để trở thành chỗ dựa để các bác sĩ có thể tận tâm, tận tình vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi